Triết lý Âm – Dương trong Phong Thủy
Âm – dương có mối liên hệ rất chặt chẽ với Phong Thủy. Nếu trong môi trường sống, âm – dương không cân bằng có thể mang lại những tác động tình cảm và vật chất ngoài ý muốn. Nhiều người than thờ là họ rất mệt mỏi, u uất, thiếu sinh khí. Nhìn chung, những người này đều thường xuyên ở trong không gian thiếu ánh sáng.
Ngược lại, những người sống trong những ngôi nhà tràn đây ánh nắng mặt trời cũng thấy không thoải mái trước cường độ ánh sáng mạnh. Không ngạc nhiên chút nào khi họ than phiền là họ hay bị đau đâu.
Phong Thủy phần lớn dựa vào những nguyên tắc thông thường, đơn giản và đã tồn tại lâu đời. Nếu căn phòng tối thì tăng thêm ánh sáng. Nếu phòng quá sáng thì lắp thêm mành, rèm cửa. Nếu phòng ngột ngạt, thì mờ cửa sổ. Nếu nóng quá hay lạnh quá, thì điều chỉnh lại máy điều hòa. Điều này khá đơn giản, nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng đơn giản như vậy. Phong thủy giúp chúng ta đối mặt và vượt qua những khó khăn ấy.
Liệu có khi nào có nam mà không có nữ? Có trái mà không có phải? Có nóng mà không có lạnh? Có ngày nhưng lại không có đêm? Hay có giận dữ mà không có vui vè?… Chắc chắn là không. Mặc dù cái này là mặt đối lập của cái kia, nhưng chúng lại phụ thuộc vào nhau để cùng tồn tại. Riêng biệt mà thống nhất, âm – dương mô tả sự tiến hóa của vạn vật.
Khái niệm âm – dương là nguyên lý đầu tiên trong Phong Thủy. Ban đầu, âm và dương mang ý nghĩa là phía bóng râm (âm) và phía có ánh náng mặt trời (dương) cùa một ngọn đồi – một ý tưởng được cho là của Lưu Công – một vị tiền bối Nhà Chu – khi ông đi tìm một vùng đất lành cho dân chúng cùa mình. Nhưng khoảng 5 thế kỳ sau, trong thời gian từ giữa tới cuối Nhà Chu (khoảng 770-481 TCN), âm dương trở thành biểu tượng của hai nguồn năng lượng cơ bản của khí. Âm được coi là nguyên lý mang tính nữ cùa tự nhiên, và do đó, được xem là bị động và yếu. Dương được cho là nguyên lý mang tính nam và là chủ động, mạnh.
Rõ ràng, nguyên lý âm dương là yếu tố nền tảng để hiểu và thực hành phong thủy. Nắm vững nguyên lý này, bạn sẽ thay đổi vĩnh viền cách bạn tương tác với mọi người, với môi trường sống/làm việc và với thê’ giới tự nhiên bên ngoài.
Âm: Nữ Tính
Âm tượng trưng cho nguồn năng lượng của trái đất, co cụm lại. Âm cũng tượng trưng cho nguyên lý bị động trong tự nhiên, biểu thị qua bóng tối, sự lạnh giá, ẩm ướt. Trên bình diện con người, âm tượng trưng cho nữ tính và tính ỳ – không chịu thay đối.
Có thể bạn sẽ hỏi (đặc biệt nếu bạn là phụ nữ) liệu các tính chất có vẻ u ám này của âm là quan điểm của người Trung Quốc về phụ nữ? Không phải! Dù các đặc điếm của âm có vẻ hơi xúc phạm phụ nữ, nhưng nó không ám chi một cá nhân nào. Hãy chi nghĩ rẳng âm là cái tĩnh, cái bên trong.
Theo truyền thống, phụ nữ luôn ở nhà. Phụ nữ nhận tinh trùng (hướng nội) và bảo vệ bào thai bên trong. Như bạn sẽ sớm thấy, dương liên quan tới nam giới, sự hoạt động và tính hướng ngoại, cái bên ngoài. Thường nam giới tích cực hoạt động ở bên ngoài gia đình. Đàn ông phóng tinh ra ngoài.
Còn cái chấm tròn là cái gì? Đó hoàn toàn không phải là một cái chấm tròn đơn gián, mà đó là sự nhận thức, hiểu biết. Con mắt màu trắng nầm trong vùng đen cùa âm tượng trưng cho tiềm năng thay đổi. Không cái gì là âm tuyệt đối, cũng như không cái gì là dương tuyệt đối. Ví dụ: hết đêm chắc chắn sẽ chuyển sang ngày; cái chết và sự phân hủy sẽ mang lại một cuộc sống mới. Ngay cả tên tội phạm tàn ác nhất và kẻ keo kiệt nhất cũng mang trong mình dấu vết của sự lương thiện.
Dương: Nam Tính
Dương tượng trưng cho nguồn năng lượng của trời, sự mở rộng. Dương cũng tượng trưng cho nguyên lý tích cực của tự nhiên, biểu hiện dưới dạng ánh sáng, cái nóng, sự khô ráo. Trên bình diện con người, dương đại diện cho nam tính và mặt tích cực của những cảm xúc. Dương tượng trưng cho mảnh đất cùa sự sống, còn âm là địa hạt của cái chết. Các đặc điểm khác của dương được thế hiện trong hình trên.
Dương cũng mang khía cạnh của âm, đúng như thành ngữ “có thịnh thì ắt có suy”. Nếu mặt trời không mọc, chúng ta sẽ chết. Nếu sau chuỗi công việc quá tải và căng thẳng, cơ thể không được nghi ngơi chúng ta sẽ quị ngã vì kiệt sức.
Biểu tượng của Thái Cực: Các mặt đối lập và thống nhất
Biểu tượng thái cực minh họa sự tương tác không ngừng của âm và dương. Giống như hai mặt của một đồng xu, âm không bao giờ có thế tách khỏi dương. Âm và dương cùng nhau đại diện cho quy luật cùa tự nhiên: sự thay đối không ngừng, bất tận. Thời gian thay đổi, các mùa thay đổi, khí thay đổi, môi trường sống thay đổi; và ta thay đổi. Thực vậy, vũ trụ và vạn vật trong vũ trụ, từ lúc sinh ra cho tới lúc chết, đều “lắc lư” trong một vũ điệu tuyệt đẹp của hai nguồn năng lượng hòa quyện và kết nối với nhau.
Đường cong hình chữ S ngược chia/nối giữa âm và dương thể hiện một điều là không có cái gì tuyệt đối hoàn hảo, hay tuyệt đối cố định. Nói cách khác, cuộc sống không định hình bằng tư duy đen trắng rành mạch, cứng nhắc mà là những mảng xám khác nhau. Trong âm có mầm mống của dương, thể hiện bảng chấm tròn màu tráng. Trong dương có mầm mống của âm, thể hiện ở chấm tròn màu đen. Trên bầu trời ngày quang đãng nhất, bạn vẩn thấy một đám mây; trong đêm tối mịt mùng nhất, bạn vẫn thấy một ngôi sao. Vào ngày hạnh phúc nhất, vẫn thấp thoáng một nỗi buồn; trong những ngày sầu thám nhất vần lóe lên hy vọng.
Dù vũ trụ có phức tạp đến mức nào, vạn vật đều tuân theo quy luật âm – dương. Tìm ra sự cân bâng giữa âm và dương là điều tối quan trọng của Phong Thủy.