Thời khắc giao thừa
Thời khắc giao thừa người ta thường cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà. Vậy tại sao lại có tục dâng hương cúng lễ ngoài trời vào thời điểm giao thừa ?
Tực xưa tin rằng ” Mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần này bàn giao công việc cho vị thần kia, cho nên cúng tế đề tiễn đưa Thần cũ, đón rước Thần mới”.
Thời điểm bàn giao công việc giữa hai vị Hành Khiển cùng các phán quan ( giúp việc cho quan Hành Khiển) diễn ra hết sức khẩn trương, hơn nữa các vị này là các vị thần cai quản không phải riêng cho một gia đình nào đó mà là mọi công việc ở dưới trần gian, nên việc làm lễ ” Tống cựu nghênh tân” các vị Hành Khiển và Phán Quan giữa năm cũ và năm mới phải được tiến hành không phải ở trong nhà mà là ở ngoài trời ( sân, cửa).
Có 12 vị Hành Khiển – hay còn gọi là vị thần Thời gian. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.
– Năm Tý: Chu Vương hành khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
– Năm Sửu: Triệu Vương hành khiển, Tam thập lục phương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
– Năm Dần: Ngụy Vương hành khiển, Mộc Tinh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
– Năm Mão: Trịnh Vương hành khiển, Thạch Tinh chi thần, Liễu Tào phán quan.
– Năm Thìn: Sở Vương hành khiển, Hỏa tinh chi thần, Biểu Tào phán quan.
– Năm Tỵ: Ngô Vương hành khiển, Thiên Hải chi thần, Hứa Tào phán quan.
– Năm Ngọ: Tần Vương hành khiển, Thiên Hao chi thần, Nhân Tào phán quan.
– Năm Mùi: Tổng Vương hành khiển, Ngũ Đạo chi thần, Lâm Tào phán quan.
– Năm Thân: Tề Vương hành khiển, Ngũ Miếu chi thần, Tống Tào phán quan.
– Năm Dậu: Lỗ Vương hành khiển, Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan.
– Năm Tuất: Việt Vương hành khiển, Thiên Bá chi thần, Thành Tào phán quan.
– Năm Hợi: Lưu Vương hành khiển, Ngũ Ôn chi thần, Nguyễn Tào phản quan.
Trong các bài văn khấn giao thừa, khi dâng hương ngoài trời đều khân danh vị của các vị quan Hành Khiển cùng các vị Phán quan nói trên. Năm nào thì khấn danh của vị ấy.
Ngoài ra, sau lễ cúng giao thừa phong tục Việt Nam có tục lì xì tiền và tặng quà tiền xu phong thủy may mắn lấy hên đầu năm, tiền xu có thể mua từ trước hoặc mua trong các ngày tết đều mang lại may mắn (thể hiện việc rước tiền về nhà).
Tham khảo: Ý nghĩa và Sử dụng các đồng tiền xu cổ trong phong thủy
Like fanpage: Chuyện Tâm Linh Huyền Bí để cập nhật thêm nhiều câu chuyện tâm linh hay nhé ./.