Ý nghĩa của tam đầu cửu vĩ (Ông lốt) trong đạo Mẫu

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ cổ xưa đã bao hàm: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Con người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống, nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực.

Xem thêm:

Rắn và tục thờ thủy thần của người Việt.

Hầu giá Quan Bạch Xà , Quan Thanh Xà trong Tứ Phủ.

Ở Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại lâu dài, dưới hai dạng biểu hiện: thờ sinh thực khí nam và nữ (khác với ấn Độ chỉ thờ sinh thực khí nam) và thờ cả hành vi giao phối (người và thú, ngay ở Đông Nam Á cũng ít có dân tộc thờ việc này). Dấu tích trên còn để lại ở nhiều di vật tượng và chân cột đá, trong trang trí các nhà mồ Tây Nguyên, trong một số phong tục và điệu múa, rõ nhất là ở hình dáng và hoa văn các trống đồng cổ.

Nông nghiệp trồng lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên đã đưa đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Ở Việt Nam, đó là tín ngưỡng đa thần và coi trọng nữ thần, lại thờ cả động vật và thực vật. Một cuốn sách nghiên cứu (xuất bản năm 1984) đã liệt kê được 75 nữ thần, chủ yếu là các bà mẹ, các Mẫu (không những có Ông Trời, mà còn có Bà Trời tức Mẫu Cửu Trùng, ngoài ra là Mẫu Thượng Ngàn, Bà chúa Sông v.v…).

Về thực vật được tôn sùng nhất là Cây lúa, sau đó tới Cây đa, Cây cau, Cây dâu, quả Bầu. Về động vật, thiên về thờ thú hiền như hươu, nai, cóc, không thờ thú dữ như văn hóa du mục, đặc biệt là thờ các loài vật phổ biến ở vùng sông nước như chim nước, rắn, cá sấu.

Người Việt tự nhận là thuộc về họ Hồng Bàng, giống Tiên Rồng (Hồng Bàng là tên một loài chim nước lớn, Tiên là sự trừu tượng hóa một giống chim đẻ trứng, Rồng sự trừu tượng hóa từ rắn, cá sấu). Rồng sinh ra từ nước bay lên trời là biểu trưng độc đáo đầy ý nghĩa của dân tộc Việt Nam. Loài vật đã đi vào đời sống văn hóa của nhân loại bằng nhiều cách thức và sự biểu hiện khác nhau. Mỗi loài đều mang những ý nghĩa biểu trưng nhất định và tiêu biểu cho văn hóa, tín ngưỡng, tập tục, lối sống hay đặc tính của một dân tộc, vùng miền. Nhưng, có lẽ, không có loài vật nào mà ý nghĩa biểu trưng phong phú như loài rắn.

11953109_1019786421398705_7997102813280029735_n

Hình tượng rắn không chỉ xuất hiện trong hầu hết các nền văn hóa mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Rắn biểu trưng cho cả giới tính nam và nữ; là một vị thần sáng thế, biểu trưng cho vũ trụ thời hỗn mang nhưng đôi khi lại là một thành viên hay vị thần bảo hộ của gia đình, là nguồn nước và cũng là lửa, là vị phúc thần và ác thần, điều tốt và cái xấu, tượng trưng cho sự sống bất tử và cái chết, dương thế và âm ty, sự hủy diệt và tái sinh, tình yêu, nhục dục và tội lỗi…

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, rắn là một hình tượng phổ biến và có sức ám ảnh mạnh mẽ, phổ biến nhất của người Việt ở đồng bằng sông Hồng. Có thể thấy tục thờ rắn ở các đền dọc theo sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống… và qua các di tích, lễ hội. Tục thờ rắn với tư cách là thủy thần không chỉ phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ mà còn có ở miền Trung, Tây Nguyên và cả miền Tây Nam Bộ.

Người Mường ở Thanh Hóa cũng có tục thờ rắn. Ngôi đền thờ thần rắn được biết đến hiện nay ở thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy. Tại đây có một dòng suối rất nhiều cá. Tương truyền, cá ở đây do một thần rắn bảo hộ, che chở. Người dân tin rằng, ai làm hại tới những con cá sống ở đây thì sẽ chuốc lấy những hậu quả khôn lường.

Ran_3_dauĐình làng Phú Bài, xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế cũng lập bài vị thờ ông dài, ông cụt. Theo truyền thuyết, đây là hai con rắn, một dài một cụt vốn là con của thần gió từng hiển linh giúp đỡ dân làng, đem lại mưa thuận gió hòa, nên được dân làng tưởng nhớ, tôn xưng là thủy thần.

Với người dân miền Tây Nam Bộ, cùng với hổ, cá sấu… thì rắn cũng là đối tượng phải dè chừng, đối phó và chinh phục. Có lẽ vì thế mà ngày nay vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện, giai thoại về rắn. Người ta sợ rắn, muốn cầu thân với rắn và do thế, thờ rắn. Tại xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, Bến Tre có một ngôi đình rắn, tại đây vẫn lưu truyền về đôi rắn thần khổng lồ, hiền lành.

Nhìn chung, tục thờ rắn là một trong những tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt cổ. Xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn với điều kiện sông nước, đầm lầy, hình tượng rắn đã được đồng hóa với nước, thủy thần và đi vào tâm thức dân gian từ rất sớm và thường gắn với tục thờ các vị thần tự nhiên. Trong quá trình phát triển của lịch sử, tín ngưỡng thờ Rắn đã được khoác thêm nhiều lớp văn hóa muộn hơn và ít nhiều có biến đổi cho phù hợp với từng điều kiện mới. Do vậy, “Thủy Tinh với tư cách là một đối thủ của Sơn Tinh không có mặt trong các thành hoàng có sắc phong cũng như các thần có thần tích; chỉ gặp trong những thần sắc ghi chung chung là thủy thần thời Hùng Vương”.

Không chỉ thờ rắn với tư cách là thủy thần, người Việt còn xem rắn là vật tổ. Tục thờ vật tổ là một hình thức tín ngưỡng nguyên thủy, tồn tại trong các thị tộc. Người ta thờ cúng các động vật, thực vật với niềm tin về một mối liên hệ của những người cùng chung sống trong một cộng đồng. Dấu vết về tục thờ vật tổ rắn của người Việt cổ cũng được ghi lại trong các văn bản xưa. Sách Thuyết văn giải tự chép: người Việt (Mân Việt) ở miền đông nam cùng với người Man hay Nam Man đều thuộc dòng giống rắn (tức coi rắn như vật tổ của mình); hay Lĩnh Nam tạp ký của Ngô Chấn Phương miêu tả cảnh tế thần rắn của người Việt ở vùng Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay . Ninh Viết Giao khi sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian xứ Nghệ đã nói đến motip con rắn xanh cũng được kể ở khá nhiều nơi: “Rắn xanh được thờ ở nhiều nơi và được đưa thành một motip trong truyện kể, bởi rắn được tượng trưng cho thần nước trước khi là rồng” Cũng chính rắn đã trở thành vật tổ của họ Ngân (ở vùng núi Nghệ An) khi giúp họ Ngân tìm ra nước giải hạn trong lúc họ chạy nạn. Trong nội dung thần thoại Lạc Việt, Đinh Gia Khánh cũng đề cập đến vấn đề thờ vật tổ của người Việt: “Lạc Long Quân thuộc nòi rồng. Chi tiết này phản ánh việc thờ giao long làm vật tổ… Do việc xăm mình theo hình giao long, lâu dần tổ tiên ta tự cho mình là con cháu giao long”. Phan Đăng Nhật qua phân tích hình tượng rắn trong mối quan hệ giữa rắn và con người, cũng đưa ra nhận định là giữa rắn và người có mối quan hệ thân thiết ruột thịt, thậm chí cùng chung một dòng máu. Tác giả khái quát biểu tượng rắn trong quan hệ với người thành ba dạng: rắn là con nuôi của người, mẹ người +…= rắn; hôn nhân người – rắn; mẹ người + bố rắn = trứng. Cuối cùng tác giả mô hình quá sự chuyển biến và kết hợp giữa huyền thoại chim tổ và huyền thoại rắn bố để trở thành mẹ tiên Âu – bố rồng Lạc sinh ra bọc trứng .

tôi cho rằng, việc thờ vật tổ của thị tộc người Việt cổ là rất phổ biến, trong đó, thị tộc thờ rắn là một trong những thị tộc mạnh thời bấy giờ. Cùng với thời gian và sự phát triển về ý thức, tín ngưỡng thờ vật tổ là cơ sở quan trọng của việc hình thành biểu tượng quốc gia sau này.

Nói chi tiết hơn về Đạo Mẫu ( hay đạo thánh ) đất Việt thì :

Cũng không nằm ngoài sự vận động phát triển của vòng quay văn hóa , tín ngưỡng dân tộc , Đạo Mẫu trong quá trình hình thành và phát triển của mình đã chia trời đất làm 4 phủ đó là : thiên , thoải , nhạc , địa . Cùng với sự phân chia trời đất ra làm 4 miền như trên , dưới sự cai quản của 4 vị Thánh Mẫu nương nương thì luôn có các vị Thánh , thần , nhân giúp sức . và 1 trong những thành phần không thể thiếu , là cánh tay đắc lực giúp cho các vị Mẫu cái quan tốt công việc của mình : đó là các vị thần vật .

Những vị thần vật này có sức mạnh và vị trí uy quyền tối cao trong nhóm loài của mình . Muôn loài bách thú trên trời , dưới nước đều phải quy ngưỡng trước sự thống trị của chúng .( theo quan niệm dân gian )

Cũng bởi trong nền văn minh lúa nước của Việt nam đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông hồng thì sự chi phối của các yếu tố mưa gió , nước… ..là quá lớn. Chính vì vậy trong đời sống tâm linh đạo Mẫu thì hình tượng thần vật – vị chúa tể miền sống nước : rắn luôn được nhân dân ta dành một vị trí đặc biệt ưu ái .

Khi thâm nhập vào trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở bắc bộ , con rắn đã trở thành những Ông Lốt, rồi tam đầu cửu vĩ hay là những Thanh xà , bạch xà .

Những con vật này đã được hình tượng hóa và chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong tín ngưỡng của dân tộc . trở thành những vị thần , vị Thánh , vị quan quyền phép . uy danh .

Sưu tầm.

Được đóng lại.