Hầu giá Quan Bạch Xà , Quan Thanh Xà trong Tứ Phủ
Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, Rắn là con vật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong tục, tín ngưỡng con người. Xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn với điều kiện Sông nước, hình tượng rắn đã đồng hóa với Thủy Thần, đi vào tâm thức người Việt và gắn với tục thờ các Vị thần tự nhiên.
Xem thêm: Răn và tục thờ thủy thần của Người Việt.
Người M’ nông thờ rắn như vị thủy thần có sức mạnh với cộng đồng. Người Mường ở Thanh hóa có Đền thờ Thần Rắn ở thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy. Đình Rắn tại xã Định Thủy, Huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre. Đền Vĩnh Hòa thờ đôi rắn thần ở Rạch Giá, Kiên Giang
Thần rắn ( Xà Thần) được thờ trong Điện thờ tứ phủ, với tên gọi Ông Lốt. Có hai Xà thần trong Điện thờ tứ phủ là:
- Thanh Xà Đại Tướng Quân
- Bạch Xà Đại Tướng Quân
Bạch Xà là vị Thần Rắn màu trắng, Thanh Xà là vị Thần Rắn màu xanh. Được bài trí trong Điện thờ tứ phủ theo ba cách:
Cách 1: Thần Xà được đặt cùng Ngũ Hổ ở gầm Ban Công Đồng
Cách 2: Thần Xà được vắt ngang trên Ban Công Đồng.
Cách 3: Thần Xà được vắt trên Xà nhà của Điện thờ Tứ phủ
Hầu giá Thanh Xà, Bạch Xà:
Sau khi hầu xong giá Ngũ hổ, cung văn kiều thỉnh Xà Thần lên ngự. Khi ngự đồng sẽ hầu nằm dại ra sập công đồng và úp bụng xuống đất, đồng thời quẫy đi quẫy lại. Tứ trụ sẽ hộ giá Thanh Xà hoặc Bạch Xà tung khăn bỏ ra một bên. Tứ trụ có thể trùm khăn phủ diện lên lưng của Đồng để biểu tượng Ngài đang ngự, hoặc trùm vải trắng để đại diện Bạch Xà, vải xanh đại diện Thanh Xà. Rồi Tứ trụ đút bó nhang được gói bằng lá trầu vào mồm ông Rắn. Đồng đu đưa đầu lên lên xuống xuống để ra hình thức bái Vua Mẫu, phun rượu vào bốn phương năm hướng để khai quang. Sau đó Tứ trụ đổ rượu ra đĩa, dâng Ông Rắn, ông Rắn hiển tửu bằng cách liếm đĩa. Sau đó xa giá hồi cung.
ST