Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và truyền thuyết 18 vị vua Hùng
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng dân gian được lưu truyền lâu đời ở Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không phải một tôn giáo mà chính là biểu trưng của lòng thành kính, sự biết ơn – tri ân công đức các Vua Hùng là những người có công dựng nước Văn Lang.
Tính đến thời điểm này, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản duy nhất ở loại hình tín ngưỡng của Việt Nam được UNESCO vinh danh. Đền Hùng là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Xã hội Văn Lang dưới thời các Vua Hùng
Đứng đầu nước Văn Lang là các thủ lĩnh tối cao, được biết đến với tôn hiệu Hùng Vương. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các Lạc tướng, Lạc hầu giúp việc. Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính lớn) có Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Dưới nữa là các Bố chính, đứng đầu các làng bản.
Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tên là Văn Lang tuy nhiên các sử gia nước ta bị ảnh hưởng của các sử gia Trung Quốc nên mới chép kinh đô nước Văn Lang là Phong Châu, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
Công cụ là đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt. Có nên kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng sức cày kéo của trâu bò là phổ biến nhất.
Ngoài ra còn săn bắt, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.
Truyền thuyết về 18 Vị Vua Hùng
Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Ngày nay nhân dân ta lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ và cùng nhau về thăm đền Hùng để tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
Tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì Hùng Vương thứ XVIII truyền ngôi lại cho Thục Phán (tức An Dương Vương). 18 vị vua Hùng là:
1. Kinh Dương Vương: 2879 – 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục.
Kinh Dương Vương, là nhân vật truyền thuyết Việt Nam, tương truyền ông là thủy tổ dân tộc Việt. Dã sử chép Kinh Dương Vương húy là Lộc Tục, là người hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (~2879 Tr.CN), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Hống, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì). Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân.
Kinh Dương Vương có thể là danh hiệu đời sau truy tặng cho một tù trưởng bộ lạc đã góp công vào việc thống nhất tộc người Lạc Việt, có thể là tù trưởng bộ lạc Văn Lang trước Hùng Vương. Sự nghiệp của ông được tiếp nối bởi Lạc Long Quân và Hùng Vương đời thứ nhất. Niên đại của Kinh Dương Vương là trước thế kỷ VII TCN bởi theo các bằng chứng khảo cổ học thì nhà nước đầu tiên Văn Lang được thành lập vào thế kỷ VII TCN.
[su_spoiler title=”Thân thế của Kinh Dương Vương” icon=”plus-circle”]
Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vụ Tiên, sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục.
Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì Kinh Dương Vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 TCN trở đi. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Lĩnh Nam chích quái ghi lại truyền thuyết vua đánh đuổi thần Xương Cuồng dũng mãnh, trừ hại cho dân.
Ông lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Thần Long, sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân.
Kinh Dương Vương tạ thế ngày 18/1 tại trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (Bắc Ninh ngày nay).Vào ngày 18/1 âm lịch hàng năm, Lễ hội tưởng nhớ Kinh Dương Vương.
Hà Tĩnh là nơi vương đóng đô đầu tiên và làng An Lữ (Á Lữ) xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đều đã xây dựng đền thờ. [/su_spoiler]
2. Hùng Hiền vương, còn được gọi là Lạc Long Quân: 2793 – 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm.
Lạc Long Quân (khoảng thế kỷ 8-7 TCN) tên húy là Sùng Lãm, là nhân vật truyền thuyết Việt Nam, con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục và con gái Động Đình Quân tên là Thần Long. Lạc Long Quân được xem là vị vua của nhà nước sơ khai Xích Quỷ trước Văn Lang.
Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là thủy tổ sinh ra dân tộc Việt Nam theo truyền thuyết “bọc trăm trứng”. Lạc Long Quân có thể là danh hiệu truyền lại trong dã sử của một tù trưởng đã có công trong việc đi đến thống nhất các bộ tộc người Lạc Việt. Con trai ông là tù trưởng bộ lạc Văn Lang đã thống nhất thành công 15 bộ lạc, thành lập nhà nước Văn Lang, xưng hiệu Hùng Vương đời thứ nhất.
[su_spoiler title=”Truyền thuyết con rồng cháu tiên” icon=”plus-circle”]
Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai là Âu Cơ sinh một bọc trăm trứng, trăm trứng ấy nở thành trăm người con. Một ngày, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được”.
Hai người bèn chia con mà ở riêng. Năm chục người theo mẹ về núi, năm chục người theo cha xuống biển, chia nhau mà thống trị những xứ đó, đó là thủy tổ của các nhóm Bách Việt. Người con cả trong số những người con theo mẹ lên Phong Châu (nay là Phú Thọ) và được tôn làm vua gọi là Hùng Vương lập ra nước Văn Lang.
[/su_spoiler]
3. Hùng Lân vương: 2524 – 2253 TCN.
4. Hùng Diệp vương: 2252 – 1913 TCN.
5. Hùng Hi vương: 1912 – 1713 TCN.
6. Hùng Huy vương: 1712 – 1632 TCN.
Hùng Vương thứ VI là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền ông là người đã lãnh đạo người dân Văn Lang chống lại sự tấn công của quân xâm lược Ân.
[su_spoiler title=”Truyền thuyết về Thánh Gióng – Phù đổng Thiên Vương” icon=”plus-circle”]
Truyền thuyết kể rằng vào thời Hùng Vương thứ VI, có giặc Ân “mũi đỏ” đến xâm phạm bờ cõi. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Ở hương Phù Đổng, bộ Vũ Ninh có đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, nhưng khi sứ giả đến đó thì bỗng dưng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Theo thỉnh cầu của chú bé được sứ giả tâu lại, nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt. Chú bé lớn rất nhanh.
Giặc đã đến chân núi Trâu, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng và xông vào trận phá giặc. Giặc tan vỡ, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn) rồi lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
[/su_spoiler]
Xem thêm truyền thuyết về thánh gióng – phù đổng thiên vương tại đây.
[su_spoiler title=”Sự tích bánh chưng – bánh dầy” icon=”plus-circle”]
Sau khi đánh bại giặc Ân, vua Hùng có ý định truyền ngôi. Nhân dịp đầu Xuân, vua họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 tên là Tiết Liêu hay Lang Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống đạo hạnh, hiếu thảo với cha mẹ, nhưng vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ. Tiết Liêu nằm mộng được một vị Thần mách cho nên lấy gạo nếp làm 2 thứ bánh: bánh dầy và bánh chưng. Tiết Liêu làm theo lời Thần dặn. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Hoàng tử Tiết Liêu trên mâm chỉ có hai tấm bánh Chưng và bánh Dầy. Hùng Vương thứ sáu lấy làm lạ hỏi lý do. Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng dạy cách làm, giải thích ý nghĩa của 2 thứ bánh. Hùng Vương thứ sáu nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu.
[/su_spoiler]
7. Hùng Chiêu vương: 1631 – 1432 TCN.
8. Hùng Vĩ vương: 1431 – 1332 TCN.
9. Hùng Định vương: 1331 – 1252 TCN.
10. Hùng Hi vương: 1251 – 1162 TCN.
11. Hùng Trinh vương: 1161 – 1055 TCN.
12. Hùng Vũ vương: 1054 – 969 TCN.
13. Hùng Việt vương: 968 – 854 TCN.
14. Hùng Anh vương: 853 – 755 TCN.
15. Hùng Triêu vương: 754 – 661 TCN.
16. Hùng Tạo vương: 660 – 569 TCN.
17. Hùng Nghị vương: 568 – 409 TCN.
18. Hùng Duệ vương: 408 – 258 TCN.
Hùng Vương thứ XVIII là một vị vua truyền thuyết của nước Văn Lang trong lịch sử Việt Nam và là vị Hùng Vương cuối cùng. Tương truyền Hùng Vương thứ XVIII có 2 con rể là Chử Đồng Tử và Sơn Tinh
[su_spoiler title=”Truyền thuyết Chử Đồng Tử – Tiên Dung” icon=”plus-circle”]
Mỵ nương cả là Tiên Dung đến tuổi cập kê không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của công chúa đến thăm vùng Chử Xá, nơi có chàng trai Chử Đồng Tử câu cá ngoài bãi. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.
Vua Hùng nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Vợ chồng Chử Đồng Tử mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Chử Đồng Tử trong một lần đi buôn bán xa gặp một đạo sĩ tên Phật Quang, ở lại học phép thuật. Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông. Chử Đồng Tử – Tiên Dung bèn bỏ việc buôn bán, chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng la liệt. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng. Nghe tin, vua Hùng cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung-Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn, người dân gọi là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm).
[/su_spoiler]
Xem thêm: Truyền thuyết về Chử Đồng Tử – Tiên Dung.
[su_spoiler title=”Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh” icon=”plus-circle”]
Mỵ nương thứ hai là Ngọc Hoa khi đến tuổi cập kê, vua Hùng bèn mở hội kén rể. Có hai vị thần là Sơn Tinh và Thủy Tinh đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho người nào, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ vật tới sớm nhất thì sẽ được gả Mị Nương. Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên.
Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật nộp nhanh cho nhà vua. Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người.Nhưng Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về. Từ đó, Thủy Tinh và Sơn Tinh thường xuyên đánh nhau mỗi năm, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua, đành rút quân về
[/su_spoiler]
Xem thêm: Truyền thuyết về Sơn Tinh.
Hùng Vương thoái vị
Vào cuối thời Hồng Bàng, nhà Tần bắt đầu mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, xâm lược các tộc Bách Việt. Nước Văn Lang của tộc Lạc Việt đã liên minh với tộc Âu Việt của Thục Phán để cùng nhau chống Tần. Kết quả là cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi sau 10 năm.
Cột đá thề
Theo giả thuyết phổ biến nhất, sau chiến thắng, Hùng Vương thoái vị, Thục Phán – người có công lao lớn nhất trong cuộc chiến – nối ngôi, thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành nước Âu Lạc. Một giả thuyết khác trong Đại Việt sử ký toàn thư là An Dương Vương đánh chiếm Văn Lang, Hùng Vương thấy nước mất bèn tự sát. Tương truyền, An Dương Vương, vì cảm kích khi được nhường ngôi, đã thề rằng sẽ kế tục và thờ tự các vua Hùng, cho thợ dựng cột đá trên núi.
[su_quote]Ðền Hùng Vương ở Lâm Thao tỉnh Phú Thọ xây từ 250 năm TCN. Thuộc thời Thục An Dương Vương xây để tưởng nhớ công đức của các thế hệ dựng đất nước Văn Lang.[/su_quote]