Nguồn gốc Tết Trung Thu và sự tích chị Hằng Nga
Nguồn gốc Tết Trung thu:
Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em; còn được gọi là “Tết trông Trăng”. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi; thường là đèn ông sao; mặt nạ; đèn kéo quân;… rồi bánh nướng; bánh dẻo. Vào ngày tết này; người ta tổ chức bày cỗ; trông trăng. Thời điểm trăng lên cao; trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ.
Sách xưa chép rằng; nhân một đêm rằm tháng tám; khi cùng các quan ngắm trăng; vua Đường ao-ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Pháp-sư Diệu Pháp Thiên tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng.
Lên tới cung trăng; Minh Hoàng được chúa tiên tiếp rước; bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ; tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân; vừa múa vừa hát; gọi là khúc Nghê-Thường vũ y. Vua Đường thích quá; nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa mong đem về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn.
Cuối năm đó; quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê-Thường vũ y; liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê-Thường vũ y khúc. Về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngắm trăng; xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu .
Về sau tết Trung Thu lan rộng sang các nước láng giềng và thuộc địa của Trung Hoa. Sách sử Việt không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ; chỉ biết hàng mấy trăm năm trước; tổ tiên ta đã theo tục này. Ngay từ đầu tháng tám âm lịch; chợ búa bắt đầu có màu sắc Trung Thu. Lồng đèn; bánh nướng; bánh dẻo đã được bày bán la liệt trong các cửa hiệu rực rỡ ánh đèn. Người mua lẫn người đi xem đông chen như hội.
Ngoài các loại đèn giấy; bánh kẹo còn có các con giống đầu lân; mặt ông địa bày bán đầy các chợ. Những nhà giàu còn bày cỗ Trung Thu để khoe tài nấu nướng của các cô con gái tới tuổi lấy chồng.
Ở Việt Nam; ngày tết Trung Thu được ông Phan Kế Bính diễn tả trong “VN Phong tục”: “ban ngày làm cỗ cúng gia tiên; tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt trăng; và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả; nhuộm các màu các sắc; sặc sỡ xanh; đỏ; trắng; vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo; gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia; nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp”.
Sự tích chị Hằng Nga:
Tương truyền; vào thời xa xưa; trên trời xuất hiện mười ông mặt trời; cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói; biển hồ khô cạn; người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn; dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế; nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người; rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo; trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.
Không lâu sau; Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp; tốt bụng; tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn; cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ; mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.
Một hôm; Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn; trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua; bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói; uống thuốc này vào; sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền; đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình; không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.
Ba ngày sau; Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn; Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh; xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu; Bồng Mông tay cầm bảo kiếm; đột nhập vào hậu viện; ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông; trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược; lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong; thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất; hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng; nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.
Tối hôm đó; khi Hậu Nghệ về đến nhà; các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận; đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ; nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ; Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó; anh kinh ngạc phát hiện ra; trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời; mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích; lập bàn hương án; đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất; để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ; đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng; cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó; phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.
Được đóng lại.