Ý nghĩa tượng Rùa trong Phong Thủy
Đã từ lâu, Rùa Phong Thủy là một trong tứ linh gồm: Long, Ly, Quy, Phượng trấn giữ 4 phương. Rùa được xem là con vật thiêng liêng mang lại nhiều điềm lành và tài lộc và biểu tượng của sự trường thọ. Mọi người đều hưởng được lợi ích từ sự hiện hữu của rùa.
Xem thêm: Truyền Thuyết Về Loài Rồng
Ý nghĩa phong thủy khi bày tượng Rùa Trong Phong Thủy
Rùa là một trong tứ đại thụy thú, được mệnh danh là thụy thú cát tường nhất, hài hòa nhất, tượng trưng cho của cải và trường thọ. Rùa toàn thân là báu vật, mai rùa mang hoa văn mật tông, người phương Đông tin rằng rùa ẩn giấu bí mật thiên địa nên có linh khí phong phú, nội hàm sâu sắc không loài nào sánh kịp. Đồng thời, rùa là loài vật có tuổi thọ kéo dài nên cũng tượng trưng cho sức khỏe, trường thọ.
Từ xưa tới nay, trong phong thủy đều tôn xưng rùa mang thụy khí cát tường, là linh vật đầu tiên trong tứ linh nên ở trong nhà bày tượng rùa hoặc đeo ngọc thạch có khắc hình rùa bên người có thể hóa âm bù dương, điều tiết âm dương hòa hợp và từ trường thiên nhiên, mang tới vận may và tượng tài lộc. Trong nhà gặp quan tai, thị phi, phạm tiểu nhân, bị gán nợ, tài vận suy nhược, trục trặc đường quan lộc đều có thể dùng Long Quy hóa sát, trấn trạch, an gia.
Rùa phong thủy có nhiều tạo hình, trong đó lấy mục đích khai tài làm chủ đạo. Mọi người có thể chọn các hình dáng rùa khác nhau, tùy theo sở thích nhưng có điểm cần lưu ý là nên chọn chất liệu tốt. Rùa làm bằng đá hoặc ngọc thiên nhiên, kết tinh linh khí trời đất và có thiết kế tinh xảo sẽ là vật phẩm đặc biệt, có sức mạnh lớn.
Khi thỉnh rùa về bày trong nhà nên làm lễ khai quang để khai mở linh lực của biểu tượng, gia trì sức mạnh, có tác dụng tăng phúc thọ, hóa giải tiểu nhân, vượng tài. Ngoài ra đeo vật phẩm hình rùa bên người giống như lá bùa bình an, phù hộ cho bản thân gặp dữ hóa lành, gặp nguy hóa an khi ra ngoài.
Rùa được làm từ các chất liệu khác nhau lại đặt ở những phương vị hợp mệnh khác nhau.
- Hướng Đông hợp với rùa sứ, rùa gỗ
- Hướng Tây Nam, Đông Bắc hợp với rùa đá, rùa gốm
Một số lưu ý khi bày tượng Rùa Trong Phong Thủy
Rùa có tác dụng chiêu dụ tài lộc, phúc thọ nên bày trong nhà vừa lành vừa tốt nhưng hãy lưu tâm hơn tới 5 điểm sau để không mang lại tác dụng ngược. Bày đúng cách, dùng đúng hướng dẫn thì rùa sẽ mang tới cát lợi rất lớn cho chủ nhân, mong rằng bạn đọc sẽ ghi nhớ và áp dụng thật tốt.
- Phòng khách bày vật phẩm phong thủy chiêu tài, cả nhà tha hồ hưởng lộc, bày rùa ở phòng khách nên hướng về phía cửa để chiêu tài. Chính diện đầu rùa hướng về cửa lớn để thu nạp tài khí bốn phương, nâng cao vận trình tài lộc cho chủ nhà.
- Bày rùa ở phòng ngủ nên hướng vào trong, đầu quay về phía giường đuôi quay ra cửa phòng để linh khí tốt hấp thụ vào chủ nhân, không chỉ có lợi về tài lộc mà còn rất tốt cho sức khỏe.
- Có thể bày rùa cùng tượng thần như Thần Tài, tượng Phật, tượng Bồ Tát. Rùa là loài linh thú cát lợi và lành tính nên hoàn toàn có thể bày chung với các tượng phẩm khác, mang ý nghĩa hỗ trợ, hộ thân.
- Cấm kị khi bày rùa phong thủy là để bụng hướng lên trên, lưng hướng xuống dưới. Khi chiêu tài mà lộ bụng rùa thì bày cũng như không, bao nhiều tài lộc đều tan biến hết.
- Rất nhiều người khi bày rùa ở phòng khách thường không để ý, khách tới nhà chơi vô tình sờ nghịch khiến rùa mất linh khí, ảnh hưởng tới tác dụng chiêu tài. Vì vậy, điểm cần lưu ý khi sử dụng rùa phong thủy là đặt ở nơi cao, trừ bản thân và người nhà chạm vào khi lau chùi thì không nên để người khác đụng tới.
Nếu so với những linh vật khác như phượng hoàng hay rồng thì rùa là loài sinh vật có thật và luôn sẵn sàng giúp bạn có thêm nhiều cơ hội tiến về phía trước. Bày rùa trong nhà sẽ mang lại bình an, vượng phát cho ngôi nhà. Vì thế Rùa được được mọi người xem là một trong những bảo bối phong thủy.