Tìm hiểu về lễ tạ 3 ngày

Tại sao những người đi làm lễ ở tại bản điện nào đó như là lễ giải hạn; lễ tôn nhang bản mệnh; lễ phả độ gia tiên; lễ trình đồng; lập bát hương thờ cúng….thì 3 ngày sau ngày làm lễ ấy người chủ lễ phải đến làm lễ tạ? Điều này có đúng theo luật âm không hay là do thầy bà tự bày vẽ sáng tác ra như vậy ạ?

5503160160_e3b03181e1_z

Khi tín chủ tu thiết lễ nghi tại một bản điện; thỉnh thầy cúng hoặc pháp sư giúp cho khóa lễ nào đó theo cổ lệ. Công việc xong xuôi; người thầy thông qua việc gieo quẻ bằng hai đồng tiền xu cổ để nhận sự thông báo kết quả. Thông thường khi được quẻ nhất âm nhất dương (một đồng tiền sấp; một đồng tiền ngửa) tức là khóa lễ đã nhận được sự phê chuẩn của nhà Ngài theo ý nguyện mong cầu của người làm lễ.

Sau khi hóa sớ điệp thì hành trình công văn phải đi qua các cung; các cửa thứ tự như sau:

1. Hành Sai Sứ Giả tiếp nhận đơn từ (lúc xin quẻ âm dương là vị này nhận; bởi vậy người ta thường đặt tiền vào đĩa khi gieo quẻ gọi là tiền hành sai)

2. Hành Sai Sứ Giả nhận đơn (sớ) rồi chuyển lên Hội Đồng Hành Sai cho ý kiến

3. Sau đó sớ điệp lại được chuyển lên Hội Đồng Giám Sát xem xét

4. Tiếp tục lại được chuyển đến Hội Đồng Tam Tứ Phủ Vạn Linh phê chuẩn.

5. Sớ điệp được phê chuẩn rồi thì Hành Sai Sứ Giả sẽ chuyển đi; đưa tới các ty; các phủ và quan sai nha lại các ban giá tiếp nhận thi hành.

Hành trình sớ điệp như thế thông thường là phải mất 3 ngày (dương trần) kể từ ngày người tín chủ có công việc cần thiết cầu khẩn tới Tiên; Thánh; Thần qua hình thức cúng kính lễ bái. Cho nên để bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với Thánh; Thần thì người cúng lễ phải (nên) 3 ngày sau đến bản điện ấy mà lễ tạ là như vậy.

Phúc Tâm Pháp Sư

Được đóng lại.