Tìm hiểu về Cơ Hành

Khi đi lễ tại các Đền, Điện thường thấy một số trường hợp khách đến lễ, hoặc thậm chí là thanh đồng đến lễ có biểu hiện kỳ lạ như: Bị vong ốp, khóc cười không tự chủ, vong giả thánh, hoặc có hành vi khác mạo phạm đến sự tôn nghiêm của nhà Ngài.

duoi-bong-bo-de

Những trường hợp như vậy thường có hai đối tượng:

Một là vong bám theo người đến lễ để cầu xin sự giúp đỡ của bề trên.

Hai là do tâm của người đến lễ vì Tham – Sân – Si ngạo mạn nên sinh ra tà tâm, dẫn đến tâm đồng thanh tương ứng với tà và bị tà nhập

Vậy tại sao Bản Đền có Thánh ngự, có Chầu chúa thủ đền, Cô bé Cậu bé bản đền mà Tà vẫn vào, làm mất đi sự uy nghiêm của nhà Thánh? Nhà Thánh sở dĩ để chúng ngang nhiên lộng hành bởi vì nhà Ngài không can thiệp vào mối quan hệ nhân quả nợ nần giữa con người và con tà đó, có nợ thì phải trả đó vốn là quy luật xưa nay không ai được can thiệp, là guồng quay của Cơ hành.

Các cụ Đồng có câu “ mất sạch sành sanh mới được manh áo đỏ”, quả đúng như vậy, tấm áo bản mệnh ấy không dễ gì mà có được, trước khi ra trình cha trình mẹ các ghế đồng hầu như đều trải qua vòng cơ hành.

Cơ hành là gì? Cơ hành chính là trả nghiệp, chúng ta đời trước kiếp trước gieo nghiệp xấu kiếp này vẫn tiếp tục tạo nghiệp sát sinh, lừa dối, trộm cắp hại người.. đến khi cái nhân ấy đủ lớn đến kỳ khai hoa nở nhụy thì sẽ phải trả quả. Nhân quả càng đến muộn thì quả càng lớn.

Đến đây hẳn sẽ thắc mắc hỏi, trước khi khuất thủ trình đồng đã làm lễ trả nghiệp rồi, tại sao vẫn bị cơ hành. Xin trả lời rằng chúng ta làm lễ nhưng việc xét để chấp nhận cho trả nghiệp hay không là do bề trên xem xét, phụ thuộc vào tâm, phúc đức của cá nhân đó và xét quá trình tu tập trong 3 năm thử lính.

Nhiều Thanh đồng nghĩ mở phủ xong là yên tâm không bị cơ hành nữa, nhưng thực ra đó mới chỉ là sự bắt đầu của sự thử thách. Là con nhà Tứ phủ cha mẹ cho ta cái cần câu để làm phương tiện trả nghiệp nhanh nhưng muốn câu được cá hay không phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân. Nếu tâm nghĩ là làm lễ trả nghiệp xong là xong mình không lo nữa, tiếp tục tạo nghiệp mà không gieo phúc thì đến khi vòng cơ tiếp tục đến nghiệp vẫn dầy mà phúc còn mỏng thì thoát sao được. Cuộc đời mỗi người có 3 vòng cơ, cứ 10 năm lặp lại một lần, xong 3 vòng cơ thì cũng hết một đời người, có những thanh đồng bị cơ hết sạch tức là công ăn, việc làm, hạnh phúc gia đình, con cái, sức khỏe ..v..v. Cơ đến khi hiểu ra biết quay đầu lại là bờ thì mới thôi. Nếu chúng ta biết làm phúc trả nghiệp thì vòng cơ sẽ được nới từ từ. có những người tạo phúc tốt nên trả nghiệp nhanh cuộc sống sau đó rất yên bình thung dung tự tại.

Có nhiều cách để trả nghiệp các bạn có thể tham khảo như:

– Tụng kinh niệm phật hàng ngày để nương tựa sự hộ trì của chư phật từ đó thân tâm khẩu ý thanh tịnh dẫn đến những lời nói tốt hành vi thiện

– Ngày rằm mùng 1 mua vật phóng sinh, hoặc gặp vật sắp bị giết thịt phát tâm phóng sinh công đức vô lượng. Phật có dạy rằng kiếp này mạnh khỏe do nhân gì kiếp trước mua vật phóng sinh nhiều.

– Tham gia vào các hoạt động từ thiện như: cứu giúp người nghèo khổ, lao động công ích….

13082743_1723648551246326_5412815089077472254_n

– Phát tâm công đức sửa chữa Đền Chùa Miếu….về nội dung phát tâm này chúng ta nên công đức những nơi Chùa Đền Miếu còn nghèo khó ít người công đức, đừng nghĩ ta phải công đức những nơi linh thiêng Đền to phủ lớn mới được chứng, đã là Đền, Chùa thì ở đâu Phật, Thánh cũng ngự, chúng ta gửi giọt dầu nơi Đền to đã quá thừa ngân xuyến thì liệu có tác dụng gì khi số tiền ấy cũng chỉ cất vào kho vì đã quá thừa.

– Phát tâm ấn tống kinh sách, trao truyền sách quý và tuyên truyền vận động mọi người năng tụng kinh niệm phật, học theo những tấm gương đạo đức tốt

– Tránh sát sinh, có lối sống hòa nhã đúng mực, đối xử tốt với mọi người…đó cũng chính là cách để chúng ta không tao thêm nghiệp nữa.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.