Sự tích đền ông Hoàng Bảy

Đền ông Hoàng Bảy – hay còn gọi là đền Bảo Hà – di tích nằm trên ngọn núi Cấm thuộc xã Bảo Hà (Bảo Yên; Lào Cai) là một điểm đến hấp dẫn du khách vì nhiều lý do; trong đó có những câu chuyện truyền kỳ khó tin.

den-ong-hoang-bay

Ông Hoàng Bảy thực sự là ai cho đến nay vẫn là một bí ẩn; dù trong dân gian có nhiều câu chuyện truyền kỳ khác nhau giải đáp điều này.

Ông “thần vệ quốc”

Người Bảo Hà chỉ biết ông Hoàng Bảy là “thần vệ quốc” – một vị anh hùng của miền sơn cước từng đánh giặc phương Bắc bảo vệ nhân dân. Khi ông mất; đền thờ ông được xây dựng trên ngọn núi Cấm; quay mặt ra phía sông Hồng; đúng thế “tựa sơn đạp thủy” để “trấn yểm” cho vùng đất biên giới được bình yên; thịnh vượng.

Truyền thuyết kể rằng; Ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua; ông giáng phàm trần; trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn; cuối thời Lê. Vào cuối đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786 ) khắp vùng Qui Hóa gồm Châu Thủy Vĩ và Châu Văn Bàn (thuộc Lào Cai bây giờ) luôn bị giặc phương Bắc tràn sang cướp phá; khắp vùng loạn lạc; cư dân điêu tàn. Trước cảnh đau thương tang tóc ấy; tướng Hoàng Bẩy được triều đình giao trọng trách khởi binh dẹp loạn vùng biên ải. Đội quân của ông tiến dọc sông Hồng đánh đuổi quân giặc; giải phóng Châu Văn Bàn và củng cố xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn.

Trong một trận chiến đấu không cân sức Ông Bảy bị giặc bắt; chúng tra khảo hành hạ dã man; nhưng ông vẫn một lòng kiên trung; quyết không đầu hàng; cuối cùng; không làm gì được; chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông. Kì lạ thay; di quan của ông dọc theo sông Hồng; trôi đến phà Trái Hút; Bảo Hà; Lào Cai thì dừng lại. Nhân dân trong vùng đã vớt; an táng thi thể ông và lập đền thờ tại đây để ghi nhớ công đức to lớn của ông.

Còn một điều kì lạ nữa là khi ông bị giặc sát hại; thì trời bỗng chuyển gió; mây vần vũ; kết lại thành hình thần mã; từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang; phi lên thân ngựa; đến Bảo Hà thì dừng lại; trời bỗng quang đãng; mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội.

Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai; ngự trong dinh Bảo Hà; đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi; phong lưu: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn; uống trà mạn Long Tỉnh; ngồi chơi tổ tôm; tam cúc; xóc đĩa… lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận; ông cũng luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức; tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu. Triều vua Minh Mạng; Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc – Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.

Đền Bảo Hà lưng tựa vào núi; mặt hướng theo dòng nước sông Hồng và nơi đây còn có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với kiến trúc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam theo thuyết phong thủy. Đến thờ thần vệ quốc” Hoàng Bẩy; vị anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ dân làng. Vì thú chơi phong lưu của ông nên nơi ông ngự còn được mệnh danh là Trái Hút Bảo Hà.

Hội đền Bảo Hà được tổ chức vào ngày 17/7 âm lịch hàng năm. Vào ngày này có đông đảo du khách thập phương đến dự. Người ta thường dâng ngựa xám; bàn đèn; thuốc cống; kẹo xìu (kẹo lạc)…. Ngoài những ngày lễ hội; vào những ngày thường (đặc biệt là vào mùa xuân) khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ họp về đây để thắp hương tưởng niệm; cầu an; cầu lộc.

Tượng Thờ Ông Hoàng Bảy
Tượng Thờ Ông Hoàng Bảy

Tại sao khi lễ Ông Hoàng Bảy hay dâng trà Ô Long và thuốc phiện?

Để có thể thu phục được các thổ ti; tù trưởng thì quan Hoàng Bảy không dùng biện pháp quân sự mà bằng sự thu phục nhân tâm. Để thu phục nhân tâm ông đã chủ động hòa nhập vào cuộc sống của các tù trưởng thô ti như uống trà; đánh bạc; hút thuốc phiện…. Có lẽ vì vậy; cứ nói đến ông Hoàng Bảy là chúng ta nghĩ đến một vị quan ăn chơi bậc nhất trong các vị thánh.

Tuy vậy; sự ăn chơi của ông không phải là thú vui của ông mà chính là cách ông tiếp cận với các thổ ti; tù trưởng và sau đó cảm hóa họ để tạo nên sự đoàn kết và ổn định biên cương tổ quốc.

Tuy vậy; việc dâng ông thuốc phiện là phạm pháp; chúng ta chỉ nên dâng ông Hoàng Bảy trà tàu và thuốc lá là được. Nên nhớ rằng nhà thánh cũng không bao giờ ủng hộ chúng ta vi phạm pháp luật.

Xem thêm: Vì sao hầu Quan Hoàng Bẩy thường dâng thuốc phiện ?

Gạt đi những chuyện mê tín

Vốn để thờ vị tướng có công đánh giặc yên dân; nhưng không rõ từ bao giờ đền ông Hoàng Bảy đã trở thành địa điểm mà “dân số má” từ khắp các nơi kéo về dâng lễ cầu lộc.

Điều đáng ngạc nhiên rất nhiều người; đặc biệt dân giang hồ đến đây cầu lộc. Ông bảo; có những đợt ông được chứng kiến tận mắt; tai nghe rõ ràng từng câu xin lộc ông Hoàng Bảy của “dân số má” rằng: “Cầu xin ngài cho con đánh lô trúng lô; đánh đề trúng đề; buôn bán trót lọt; ít qua ít; nhiều qua nhiều…”. Chỉ vài ngày sau; người ấy quay lại tạ lễ vì thắng lớn. Đấy không phải là trường hợp điển hình mà hầu hết “dân số má” đều kéo đến đền Bảo Hà xin lộc. Có lẽ vì thế; mà đền Bảo Hà được xưng tụng là “đền số má”.

Đã từng có thời gian; đền Bảo Hà trở thành một trong những “điểm nóng” về tệ nạn xã hội; đặc biệt là tệ nạn ma túy.

Cấm mang thuốc phiện vào đền

Nhiều người lạ đến đền ông Hoàng Bảy không khỏi ngỡ ngàng khi thấy những biển hiệu “Cấm mang thuốc phiện vào đền” treo từ ngoài cổng đến bên trong đền. Trước đây khi thuốc phiện còn phổ biến; dân giang hồ có thói quen dâng lễ bằng thuốc phiện. Họ mang cả thuốc phiện và bàn đèn vào đền dâng ông Hoàng Bảy để mời thánh xin lộc. Việc làm vi phạm pháp luật ấy từng gây bức xúc trong nhân dân nên Ban quản lý đền buộc phải có biển cấm và theo dõi sát những đối tượng khả nghi để kịp thời ngăn chặn.

Gạt đi những chuyện mê tín hay lời đồn thổi chưa rõ thực hư trong dân gian đó; thì đền ông Hoàng Bảy vẫn là một điểm thu hút du khách thập phương vì những nét kiến trúc cổ cũng như phong cảnh hữu tình. Dịp mùa xuân hay hội đền vào tháng 7 âm lịch; người dân nhiều địa phương trong cả nước vẫn tìm đến đây để cầu lộc; cầu an. “Đền ông Hoàng Bảy rất quan trọng trong tâm linh thờ Mẫu. Đó là một trong ba ngôi đền của tín ngưỡng thờ Mẫu có vị trí đặc biệt cùng với đền ông Hoàng Bơ và ông Hoàng Mười”

Được đóng lại.