Những luận cứ khẳng định Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Địa và là đại diện cho Mẫu Thiên

Như chúng ta biết tứ phủ gồm 4 phủ: Thiên phủ, địa phủ, thủy phủ, nhạc phủ, tương ứng với 4 phủ là 4 vị Mẫu. Trong đó Mẫu Liễu Hạnh vị thần chủ tối quan trọng trong tín ngưỡng tứ phủ

gdfg

Có một số quan điểm cho rằng Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu thiên, hoặc vừa là Mẫu thiên vừa là Mẫu địa. Quan điểm này không hợp lý, bởi lẽ:

Thứ nhất: Nếu phân tích khái niệm thì Mẫu Thiên là vị đứng đầu cai quản hệ thống thần linh ở trên trời, còn Mẫu địa đứng đầu và cai quản hệ thống thần linh ở mặt đất. Mặc dù Mẫu Liễu hạnh có nguồn gốc từ Thiên tiên, nhưng theo tích thì Mẫu Liễu Hạnh 03 lần giáng trần, trong lần giáng trần thứ ba với tư cách là vị Tiên nữ xuống hạ giới, theo tích kể lại thì Ngọc Hoàng thượng đế đã ban cho Mẫu Liễu Hạnh quyền trắc giáng bất thường xuống trần gian ( hàm ý là ban quyền hành xuống trần gian – địa phủ cho Thánh Mẫu chứ không phải ban quyền hành chốn Thiên phủ)

Thứ hai: Mẫu Liễu Hạnh đã hiển linh nhiều lần chốn trần gian, điều đó chứng tỏ Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu địa, bởi theo nguyên tắc phân quyền Mẫu Thiên quản lý chốn Thiên cung nên không giáng trần

Thứ ba: Một số quan điểm cho rằng “ Mẫu Liễu Hạnh là con vua cha Ngọc hoàng nên là Mẫu Thiên” quan điểm này không đúng vì Ngọc hoàng không chỉ có một Công chúa, mặt khác Ngọc hoàng không ban quyền hành cho Mẫu Liễu Hạnh ở thiên đình mà ban cho quyền dưới hạ giới

Thứ tư: Một số quan điểm cho rằng Mẫu Liễu Hạnh đã hiển linh chốn trần gian, có công phù trợ quốc thái dân an, vì vậy Mẫu Liễu Hạnh xứng đáng ở vị trí Mẫu Đệ Nhất, Mẫu Thiên. Quan điểm này không đúng vì tứ phủ gồm 4 phủ Thiên phủ, địa phủ, thủy phủ, nhạc phủ, tương ứng với 4 phủ là 4 vị Mẫu, vì vậy không thể nói vị này cao hơn vị kia, vì các vi đó ngang nhau về quyền hành ở các vùng mà vị đó quản lý, việc sắp xếp theo thứ tự để thuận tiện cho việc thờ cúng, vì vậy nếu sắp Mẫu Liễu Hạnh ở vị trí Mẫu đệ nhất cũng không có ý nghĩa Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Thiên

Thứ năm: Một số người cho rằng Mẫu Liễu Hạnh xuất phát từ Thiên tiên nên Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Thiên, quan điểm này không đúng vì. Khái niệm Thiên tiên là chỉ vị Tiên ở trên trời, còn Mẫu Thiên để chỉ vị thánh ở trên trời có quyền cai quản các Thiên tiên.Như vậy Mẫu Thiên cao hơn Thiên tiên một bậc, là Mẫu Thiên không thể là Thiên Tiên được.

Thứ sáu: Một số người căn cứ vào các sắc phong ở các đời vua cho rằng Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Thiên là không đúng vì:

– Niên hiệu Vĩnh Khánh năm thứ 2 ngày 10 tháng 12, “ sắc phong đệ nhất Liễu Hạnh”, tuy vậy ngôi đệ nhất và Mẫu Thiên không liên quan tới nhau như đã phân tích ở các phần trên

– Minh Mệnh Nhị Niên ngày 22 tháng 7 “ sắc phong Đế thích Thiên đình Liễu Hạnh công chúa “. Khải định nhị Niên ngày 18 tháng 03“ sắc phong Đế thích Thiên đình Ngọc nữ Liễu Hạnh công chúa” về 02 sắc phong này chữ Đế thích Thiên đình để chỉ Vua Đế thích ở trên Thiên đình, dịch nghĩa sắc phong là “ Liễu Hạnh là con Vua Đế thích ở trên Thiên đình”, điều này không đồng nghĩa với việc Mẫu Liễu Hạnh là Mẫu Thiên.

– Cảnh Hưng năm thứ 44 ngày 16 tháng 05, “ Phong Thiên Thượng Tiên Thần Nhân gian Thánh Mẫu”. Thiên Thượng Tiên Thần Nhân gian nghĩa là Thần Tiên trên trời – Thánh Mẫu trần gian, như vậy nếu đảo ngược câu từ sẽ là Mẫu Liễu Hạnh vừa là Thần Tiên trên trời – Thánh Mẫu trần gian, như vậy ở trên trời Mẫu Liễu Hạnh là thần tiên chứ không phải là Mẫu Thiên, nếu vừa là Mẫu Thiên vừa là Mẫu địa sắc phong phải là “ Thiên thượng nhân gian Thánh Mẫu” hoặc là Mẫu Thiên thì sắc phong phải là “Thiên thượng nhân gian Thánh Mẫu” bỏ chư Tiên thần đi mới hợp lý

Thứ bảy: Mẫu Thiên ngự trên Thiên đình, ngài không giáng phàm, ngài không cai quản hạ giới, không hiển linh trần gian, vì vậy gần như sự tích về Ngài không có, tín ngưỡng tứ phủ xây dựng lên ngôi vị Mẫu Thiên tiên là Thanh vân công chúa ( Thiên Thanh công chúa) và ít thông tin về Ngài, đây là điểu rất hợp lý với việc ngài không giáng phàm.

Thứ tám: Tại các bức tranh thờ tứ phủ có thể thấy vị trí tứ vị Thánh Mẫu như sau, phí trên là Tam vị thánh mẫu, màu đỏ là Mẫu Thiên, Màu xanh Mẫu Nhạc, màu trắng Mẫu Thoải. Phía dưới tam vị Thánh Mẫu là Mẫu địa ngồi tòa sen. Tòa sen thể hiện Mẫu địa vừa là Tiên thánh vừa là bồ tát, vì vậy Mẫu địa chính là Mẫu Liễu Hạnh, vì Mẫu Liễu Hạnh được tặng phong là “ Chế thắng Hòa diệu đại vương” và “ Mã vàng Bồ tát”, điều này cho thấy Mẫu Liễu Hạnh vừa là Thần tiên vùa là Bồ tát, vừa là Nhân thần vừa là Thiên thần

Như đã phân tích ở trên Mẫu Thiên là vị Thánh Mẫu ở trên Thiên đình không giáng phàm, Mẫu Liễu Hạnh là vị Mẫu gần gũi chốn nhân gian lại có nguồn gốc Thiên tiên, vì vậy Mẫu Thiên ủy thác sự hiện diện và vai trò của mình trong Tứ phủ cho Mẫu Liễu Hạnh ở vị trí đệ nhất, chính vì vậy trong Điện thờ tứ phủ Mẫu Liễu Hạnh mặc áo đỏ ngồi ở giữa, hai bên là Mẫu Nhạc, Mẫu Thoải

Có thể thấy rõ sự đại diện này thông qua Văn thỉnh Thánh Mẫu:

[su_quote]

Thỉnh mời đệ nhất thiên tiên

Thanh Vân Công chúa thượng thiên ngự về

Phủ Giầy ,Vân Cát thôn quê

Nghĩa Hưng,Thiên Bản,nhà Lê cải trần

Thỉnh mời Đệ nhị địa tiên

Vốn xưa hiển thánh trong Đền Sòng Sơn

Hình dong nhan sắc khác thường

Giá danh đòi một hoa vương khôn bì

Thỉnh mời đệ tam thánh tiên

Xích Lân Long Nữ ngự đền Thoải Cung

Kính Xuyên sớm kết loan phòng

Thảo Mai tiểu thiếp ra lòng gieo oan

[/su_quote]

Như vậy trong cách thỉnh trên thì Mẫu Liễu Hạnh vừa là đại diên cho Mẫu Thiên ( Thanh Vân Công chúa) vừa là Mẫu địa. Sau khi thỉnh xong Mẫu Thiên, Địa, Thoải thì Mẫu Nhạc sẽ tung khăn hầu với danh hiệu Chúa Sơn trang Lê Mại Đại Vương.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.