Những điều người thanh đồng cần phải hiểu rõ

Trong đạo thờ Mẫu (thờ Tứ phủ) có một số khái niệm như : Thanh đồng; Đầu đồng bản mệnh; Mệnh kim chi đôi nước; Trình đồng mở phủ; Khất đồng; Tiễn căn; Trả nợ mã tam tứ phủ.v.v.

Bài viết dưới đây sẽ giúp người thanh đồng hiểu rõ về vấn đề này và những điều kiêng kỵ.

thanh dong 9x

1. Mệnh Kim chi đôi nước:

Là người có mệnh đồng đã xuất thủ trình đồng khai căn đúng phép; theo hầu đạo Mẫu thuộc con nhà Tứ Phủ.

2. Đầu đồng bản mệnh:

Trong hệ thống tứ phủ có các Thánh chấm đồng bắt lính; vị Thánh nào chấm đồng bắt lính mình thì vị đó chính là “Đầu đồng bản mệnh” hay “Đầu đồng thủ mệnh” của mình. Chẳng hạn người được Cô Bé Bắc Lệ chấm đồng bắt lính thì đầu đồng bản mệnh người đó là Cô Bé Bắc Lệ.

Người có đầu đồng thủ mệnh thuộc hàng Cậu; hàng Cô; đến thời điểm nhà ngài chấm đồng bắt lính mà không tuân thủ thì dễ bị tâm thần hoặc điên; nặng hơn là rồ thì không thể cứu chữa được.

3. Đầu đồng quản mệnh:

Đây là vị luyện đồng cho người có mệnh đồng hoặc căn quả.

4.Trình đồng mở phủ:

Người có mệnh đồng (con nhà tứ phủ) thì phải ra trình đồng; trong khóa lễ trình các giá hàng Quan Lớn giáng ứng đồng thầy để làm các thủ tục khai phủ gọi là trình đồng mở phủ.

5. Khất đồng:

Người đã biết mình có căn quả; nhưng do điều kiện hoàn cảnh; điều kiện kinh tế và nhiều lý do chính đáng khác chưa thể nào ra trình hầu được; đến một thời điểm nào đó hợp lý có thể nhờ thầy làm lễ xin khất đồng (hoãn việc ra trình đồng). Tùy theo mệnh căn mỗi người mà có thể khất đồng được 1 khóa là 3 năm; 2 khóa là 6 năm; 3 khóa là 9 năm hoặc 4 khóa là 12 năm.

Sau thời điểm đó; có thể tiếp tục xin khất đồng hoặc phải ra trình đồng tùy theo duyên nghiệp từng người.

6. Tiễn căn:

Người tuy có mệnh đồng nhưng chưa có duyên phận hoặc là người bị mắc các bệnh trạng không phù hợp với việc múa đồng (què chân; gãy tay; …) hoặc là người tuổi tác đã cao; già yếu; thì đều có thể xin tiễn căn để yên bản mệnh; không phải trình hầu.

Việc này sau khi làm lễ tiễn căn xong thì người xin tiễn căn không còn mang mệnh đồng nữa; cuộc sống của người đó cũng như những người bình thường khác; làm công việc đường trần sẽ thuận lợi.

7. Trả nợ mã Tam phủ; Tứ phủ:

Người không có mệnh đồng nhưng vì tiền kiếp có những mối liên quan tới nợ nần; hứa hẹn điều gì với Thánh Thần hoặc vì những lý do đặc biệt nào đó mà phải trả nợ mã cho Tam phủ; Tứ phủ thì cuộc sống mới được yên ổn; làm ăn không bị thất bát… Sau khi trả xong nợ mã rồi thì mọi sự yên vui; từng bước tiến bộ; gia chung hoan hỉ. Cá biệt có người nợ mã Sơn Trang; chỉ phải trả mã nợ cho Sơn Trang là ổn…..vv.

Xem thêm: Nợ tứ phủ và Nợ mã tứ phủ

Chúng ta lấy một vài liên hệ thực tế để làm sáng tỏ một số thuật ngữ trên.

Chẳng hạn việc khất đồng :

Giống như người phải đi nghĩa vụ quân sự nhưng trong điều kiện nào đó cho phép theo luật được hoãn thì có thể làm đơn xin hoãn thi hành nghĩa vụ quân sự.

Việc trình đồng theo ví dụ trên

Người phải thi hành nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng nào để trì hoãn thì nhất định phải tuân thủ theo quân luật không được chống đối; làm khác. Bên tâm linh hiểu là phải ra trình đồng không thể khất; tiễn được.

Chuyện tiễn căn theo ví dụ trên :

Người phải thi hành nghĩa vụ quân sự có thời hạn chỉ 3 năm trong quân ngũ; sau đó được về không phải là quân nhân chuyên nghiệp hoặc không được chấp nhận làm quân nhân chuyên nghiệp vì không có chỉ tiêu; không đủ tiêu chuẩn....

Cũng như bên tâm linh là xin tiễn căn; chỉ phải trình hầu một số giá nhất định nào đó một lần duy nhất rồi thôi; không còn là con nhà tứ phủ; con nhà ông Thánh nữa.

Thanh đồng là ai ? 

Thanh dong 9x 1

Khi một người có mệnh đồng hoặc căn quả đã xuất thủ trình đồng khai căn thì gọi là thanh đồng.

Thanh đồng chia ra hai loại:

1.Thanh đồng là đồng hầu:

Người ở trường hợp này thì chỉ có một vị Đầu đồng thủ mệnh; thanh đồng phải tuân thủ quy tắc:

a- Không mở phủ.

b- Không được cúng kính lễ bái cầu an; giải hạn; khất đồng; trình đồng cho người khác trong bất kỳ trường hợp nào.

Nếu vi phạm các điều trên thì bị phạt căn; sẽ chiêu tai ương họa hại cho bản thân và gia quyến; suốt đời không được yên ổn.

Trong một số trường hợp đặc biệt thì thanh đồng là đồng hầu có thể được tôn lập bát hương Tứ Phủ Công Đồng tại gia; nhưng đó không gọi là lập điện và trong trường hợp này bát hương bản mệnh của thanh đồng (vốn gửi ở bản điện đồng thầy hoặc thanh đồng đạo quan trong bản hội) không được mang về nhà thờ cúng tại gia. Phần lớn thanh đồng là đồng hầu đều có kinh tế khá giả; giàu có; sung túc; vừa có thể hầu việc thánh vừa làm được việc đường trần.

2.Thanh đồng là đồng soi căn; nối quả; gọi hồn.

Người ở trường hợp này thông thường có hai vị : Đầu đồng thủ mệnh và Đầu đồng quản mệnh. Thanh đồng là đồng soi; bói thì phải mở phủ; nếu không mở phủ thì bị phạt căn; thân bại danh liệt; dở khùng dở điên; nhà tan nghiệp đổ.

Soi căn ở đây là soi âm soi dương; bói cờ; bói bài….nhìn biết số phận; tương lai; vận hạn….( đây gọi là đồng bói)

Nối quả ở đây là cúng kính lễ bái; cầu tài; cầu an; giải hạn giải họa; …. (đây gọi là thầy pháp)
Gọi hồn ở đây là việc có khả năng tiếp nhận vong hồn áp nhập vào bản thân; vong mượn xác thân của đồng nhân truyền đạt nội dung tư tưởng cho thân nhân…( đây gọi là đồng dí) hoặc có thể giúp cho vong hồn áp nhập vào thân nhân người gọi vong ( áp vong hoặc cầu hồn)

Trường hợp này lại chia ra các khả năng như sau:

a.Thanh đồng chỉ là đồng soi căn: Vậy không được phép khất đồng; làm thủ tục trình đồng sang khăn áo cho người mệnh đồng; không được cúng kính lễ bái như thầy pháp.

b. Thanh đồng là đồng nối quả: Vậy được phép khất đồng; làm thủ tục trình đồng sang khăn áo cho người mệnh đồng ở ghế của đầu đồng bản mệnh thấp hơn. ( Ví dụ dễ hiểu; đồng thầy căn ông Hoàng Mười có thể làm lễ khất đồng; trình đồng cho người mệnh đồng căn Cô; Cậu; nhưng không làm được cho người đồng căn ông Hoàng Mười)

c. Thanh đồng là đồng gọi hồn: ( giống trường hợp a)

Tuy nhiên có thanh đồng là đồng thầy kiêm cả ba việc soi căn; nối quả; gọi hồn hoặc kiêm hai việc soi căn; nối quả hoặc nối quả; gọi hồn. Trường hợp này áp dụng như trường hợp (b) ở trên.

Trường hợp đặc biệt : Thanh đồng là đồng nối quả; hoặc kiêm cả ba việc soi căn; nối quả; gọi hồn được Bề trên cấp lệnh; cấp sắc thì có thể làm được nhiều việc; dù đồng thầy mệnh căn hàng Cô; Cậu vẫn có thể làm lễ khất đồng; trình đồng cho người mệnh căn hàng đồng căn ( ngang hàng) hoặc cao hơn nữa như hàng Chầu; hàng Quan lớn…

Tuy nhiên việc nhận biết ai là người được cấp lệnh; cấp sắc rất khó xác định; chỉ những người có khả năng đặc biệt mới nhìn thấy được. Bởi vậy hiện nay việc khất đồng và trình đồng vẫn dựa trên những tiêu chí như đã nêu trên và chỉ người có mệnh căn hàng trên mới làm thủ tục lễ bái cúng kính cho người có mệnh căn hàng dưới thấp hơn. Không được làm cho người mệnh đồng căn ( cùng hàng) hoặc mệnh căn cao hơn.

Phần lớn thanh đồng là đồng soi căn; nối quả đều phải trải qua những giai đoạn cuộc sống thăng trầm; khó khăn; vất vả. Đạo hạnh càng cao thì càng gian lao khổ ải. Kinh tế thường chỉ bậc trung (tự bản thân).

Nhứng điều mà thanh đồng cần phải kiêng kỵ:

I. Lỗi đồng phạm luật:

Việc này có nhiều nguyên nhân; trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính sau :

1. Người đồng thầy thực chất chỉ là đồng hầu; không được bề trên cấp sắc lệnh lại đi trình đồng mở phủ cho người; thì bị lỗi đồng phạm luật (phạt cả thầy lẫn trò)

2. Người đồng thầy được bề trên cấp sắc lệnh được phép trình đồng mở phủ cho người; nhưng trong thời gian tu tập; hành đạo; không giữ được đạo đức; tác phong con nhà thánh; làm nhiều chuyện xấu xa; bỉ ổi; trái đạo;hay chửi bậy;văng tục; mắng chửi; khinh thường con hương đệ tử; tham lam tiền bạc;….thì bị bề trên xóa bỏ lệnh sắc; trở thành đồng hầu thông thường; khi đó các con hương; đệ tử; theo bản điện của đồng thầy đó đều sẽ bị phạt căn; đây gọi là lỗi đồng phạm luật.

Trong trường hợp này nếu các con hương; đệ tử được đồng thầy đó trình đồng mở phủ hoặc lập bát hương thờ cúng; thì nhất định phải tìm thầy khác mà sang lại khăn áo hoặc phải tôn lập lại bát hương mới tránh được tai ương.

3. Người đồng thầy mà mệnh căn thấp hơn mệnh căn của người ra trình đồng mở phủ; nhưng vẫn cứ mở phủ trình đồng cho người ta thì bị lỗi đồng phạm luật.

4. Người ra trình đồng mở phủ mà không có đàn mã tiến dâng là bị lỗi đồng phạm luật.

5. Người là đồng hầu mà lại nghênh ngang lập điện thờ cúng hoành tráng là bị lỗi đồng phạm luật.

6. Người là đồng bói mà lại trốn tránh việc lập điện cúng thờ thì bị lỗi đồng phạm luật.

7. Người là đồng hầu nhưng có tố chất thông minh; năng khiếu huyền học; linh tính nhạy bén; có khả năng biết soi bói; đoán mệnh tương lai quá khứ cho người; từ đó ngộ nhận mình là đồng soi; bói; rồi tiến hành lập điện làm việc soi căn; nối quả; cho người ta là bị lỗi đồng phạm luật.

8. Người ra trình đồng hoặc hầu đồng mà tiền bạc không đủ; phải nhờ vay mượn của đồng thầy mới được khóa lễ; khóa hầu viên mãn; nhưng sau đó thất hứa không trả lại hoặc không trả đủ là bị lỗi đồng phạm luật.

9. Người đến hạn phải ra trình đồng mở phủ nhưng lại đi tiễn căn hoặc khất đồng là bị lỗi đồng phạm luật.

10. Người đã ra trình đồng mở phủ; do duyên phận; do nghiệp quả; do thử thách của nhà Ngài mà cuộc sống trong 3 năm đầu tiên nhất định vẫn còn nhiều gian nan; khó khăn. Trong giai đoạn này không giữ được kiên định; lại tìm thầy khác để sang khăn áo mong giàu có cao sang hơn người là bị lỗi đồng phạm luật.

II. Bát hương cúng thờ:

Bát hương để thờ phụng gia tiên hoặc tiên thánh bao giờ cũng phải là số lẻ; không dùng số chẵn. Ví dụ: thờ 1 bát hương; hoặc 3 bát hương (khi tôn nhang đội lệnh) hoặc 5; hoặc 7 bát hương… không thờ 2 bát; 4 bát; 6 bát hương.

Xem thêm: Bàn thờ gia tiên nên đặt mấy bát hương là hợp lý ?

ban-tho-gia-tien-1

Dù trong nhà có nhiều ban thờ cũng theo quy tắc trên mà làm; vì mỗi ban thờ đều là riêng biệt nên việc cộng tổng số bát hương thờ phụng rồi tính toán việc chẵn; lẻ sẽ là không đúng.

III. Kiêng kỵ:

Là con nhà Thánh; nhà Phật:

1. Lời nói phải sạch sẽ; phát ngôn phải cẩn trọng không nên văng tục chửi bậy; bạ đâu nói đấy; mở miệng là mắng chửi rủa như hát hay. “Sẩy chân còn tránh được; sẩy miệng thì không tránh được”

2. Miếng ăn phải vệ sinh; không ăn tươi nuốt sống (gỏi Cá; gỏi Sứa; gỏi Gà…); không ăn tiết canh lòng lợn; không ăn cá Chép; thịt Rùa; Ba Ba; Nhộng tằm (sâu bọ); Sá Sùng (giun biển); không ăn trứng Vịt lộn và các loại trứng lộn khác. Không ăn tỏi; hành sống khi đi cúng kiếng lễ bái (Nếu đem chế biến nấu chín thì ăn được)

Không ăn thịt chó vì chó là một loại linh vật dùng trấn yếm. Không ăn thịt rắn; không ăn lươn; trạch; Không ăn ruột già lợn; không ăn mề gà; …vì chúng chứa đồ uế tạp; bẩn thỉu.

3. Không đi; đứng dưới dây phơi quần áo mà bên trên là quần dài; quần lót nam; nữ.

IV. Lễ bái:

1. Người mới ra trình đồng khăn áo bản mệnh được đồng thầy làm pháp khai linh thì phải được giữ gìn sạch sẽ không nên để bừa bãi; để nơi uế tạp; tốt nhất là để tại bản điện của đồng thầy cho đến khi hầu tạ bách nhật xong là lúc bản mệnh được yên thì mang về cất cho gọn gàng sạch sẽ; khăn áo này không bao giờ dùng đến nữa; khi nào “hai năm mươi” thì cũng mang theo. Sau đó có hầu đồng cho những lần tiếp theo thì mượn khăn; áo của đồng thầy hoặc có điều kiện thì mua sắm mới mà dùng.

2. Sau hầu tạ bách nhật thì thanh đồng phải tôn nhang bản mệnh; gửi bát hương tại bản điện đồng thầy không được mang về nhà thờ cúng. Đã theo đồng thầy thì ngày rằm hoặc mồng một nhất định phải đến bản điện có nén nhang thơm; bông hoa; lễ quả để kính dâng tiên thánh và nhờ đồng thầy kêu tấu cho được bản mệnh bình yên; gia chung khang thái; cuộc sống may mắn. Không có điều kiện kinh tế thì một thẻ nhang; quả cau lá trầu là đủ. Có tiền thì có thể bày vẽ tùy tâm; nhưng nên hợp lý và đủ.

3. Không nhất định phải đi lễ; đi hầu cho hết đền to này phủ lớn kia mới được bề trên chứng quả. Điều quan trọng là phải tự mình tu nghiệp; tu thân; tu tâm; tu tính và thực hành theo đúng lời chỉ dạy của đồng thầy.

V. Ngôn ngữ chuyên môn:

– Gọi một người là có số phải trình hầu Tiên Thánh là có mệnh đồng; có căn quả; hay có căn đồng; tựu trung đều là ám chỉ người đó có mệnh căn phụng thờ Tiên Thánh hoặc phụng thờ Phật.

– Không dùng từ ám chỉ một người có đồng nhưng không biết để ra trình cha trình mẹ khiến cho cuộc sống đảo lộn; gặp nhiều chuyện buồn phiền là bị “Hành căn” mà gọi là bị “Phạt căn”; từ “hành” chỉ áp dụng đối với vong linh gia đình phạt con cháu vì phạm lỗi hoặc người bị ma tà ám nhập; hành xác.

– Một người chỉ có một vị là Đầu đồng thủ mệnh (đầu đồng bản mệnh); nếu có thêm bóng giá khác luyện đồng thì gọi là đầu đồng quản mệnh; không dùng từ “Sát căn”.

Nguồn: fb.com/quantheambotat6789

Được đóng lại.