Hầu âm là gì ?

Hầu âm – Xưa kia việc hầu đồng được coi là mê tín dị đoan, một tệ nạn xã hội. Để tránh việc đàm tiếu và soi mói của bàn dân thiên hạ phép hầu âm được giới thầy bà sáng tạo ra dành cho những người mệnh đồng căn quả.

Trong phép hầu âm người hầu đồng là những thanh đồng hoặc thanh đồng đạo quan hoặc pháp sư thầy.

13102647_1176917355685610_4965455168608607855_n

Khi hầu thì không dùng khăn áo như phép hầu dương mà người hầu chỉ mặc một bộ quần áo trắng, đầu đội khăn xếp đỏ (cho tất cả các giá hầu).

Việc hầu vẫn được thực hiện tại điện thờ tứ phủ nhưng không có cung văn đàn ca sáo nhị.

Có hai người hầu dâng kiêm hát văn thờ và một số đạo cụ cần thiết, chuông, mõ, phách, trống canh.

Lễ vật trong vấn hầu cũng bao gồm hương, hoa, trầu, cau, trái cây,cỗ tam sinh, và một số lễ cần thiết trong phạm vi có thể giản lược.

Người hầu cũng làm những thủ tục diễn xướng hầu đồng như phép hầu dương….

Như vậy sự khác biệt của phép hầu âm là không khăn chầu áo ngự, không đàn ca sáo nhị. Còn những công đoạn khác thì tương tự như phép hầu dương (thông dụng hiện nay) với sự giản lược tối đa.

Ngày nay nghi lễ hầu đồng phục vụ tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thánh của người dân đã được pháp luật nhà nước cho phép, việc hầu âm xưa kia theo đó không còn phù hợp nữa.

Trần sao âm vậy, sự vận động từ thấp đến cao làm cho mọi thứ biến đổi, cái mới ra đời phủ định cái cũ. Giống như phương pháp giáo dục, giảng dạy hiện nay đã khác xa so với thời điểm cách đây 30 năm.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.