Di tích Đền Trần – Nam Định

Đền Trần; thường là tên gọi tắt các di tích thờ các vị vua nhà Trần hoặc Trần Hưng Đạo. 

Đền Trần – Nam Định là một đền thờ tại đường Trần Thừa phường Lộc Vượng thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10); là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ 15.

Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng); đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền; phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn và Trần Miếu. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa; phía Đông là đền Cố Trạch.

Chính môn.
Chính môn.

Cả 3 đền đều có kiến trúc chung; và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian; tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.

Đền Thiên Trường: 

Đền Thiên Trường được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các năm 1773; 1854; 1895; 1907-1908; đền được mở rộng và xây thêm.

Den Thien Truong

Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường; trung đường; chính tẩm; thiêu hương; 2 dãy tả hữu vu; 2 dãy tả hữu ống muống; 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa; 31 gian. Khung đền bằng gỗ lim; mái lợp ngói; nền lát gạch.

Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian; dài 13 mét. Có 12 cột cái cùng 12 cột quân; tất cả đều được đặt trên chân tảng bằng đá hình cánh sen có từ thời Trần là chân cột cung Trùng Quang cũ. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần

Bệ thờ Công đồng Hoàng đế tại Tiền đường.
Bệ thờ Công đồng Hoàng đế tại Tiền đường.

Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên; không có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế.

Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần và các phu nhân chính thất ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái; phải.

Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn; và ban thờ riêng cho các quan võ.

Đền Cố Trạch: 

Đền Cố Trạch nằm phía Đông của đền Thiên Trường. Nhìn từ sân; là bên phải đền Thiên Trường. Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Theo bia “Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi kí”; thì lúc tu sửa đền Thiên Trường năm 21 đời Tự Đức (năm 1868); người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân vương). Do đó khi xây đền này vào năm 1894 khánh thành vào năm 1895; đền được đặt tên là Cố Trạch Từ (đền nhà cũ). Đền Hạ là tên thường gọi.

Cổng đền Cố Trạch
Cổng đền Cố Trạch

Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo; gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo; đó là Phạm Ngộ; Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.

Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ.

Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu; Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần.

Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần; bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần.

Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo; bài vị của 4 người con trai; của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân.

Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo; của Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành); của 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo; của con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão).

Đền Trùng Hoa: 

Đền Trùng Hoa mới được chính quyền tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ về kinh phí của chính phủ xây dựng từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa – nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng.

Den Trung Hoa

Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.

Lễ hội: 

Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng; thành phố Nam Định; tỉnh Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần.

ka19

Từ năm 2000; Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng. Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc; dần trở thành lễ hội lớn. “Trần miếu tự điển” là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay. Ấn hình vuông; làm bằng gỗ; được chế tạo vào thời Nguyễn; cuối thế kỷ 19; đầu thế kỷ 20. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình 2 con rồng; mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ “Tích phúc vô cương.” “Trần miếu tự điển” mang nội dung điển lệ; tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần; phạm vi; quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc

Ở cả 3 đền trong đền Trần thường xuyên diễn ra các lễ hầu đồng hay lên đồng.

Ý nghĩa của Ấn đền Trần: 

an-den-nha-tran

Lễ khai ấn Đền Trần là một tập tục có từ thế kỷ XIII; chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần. Tại phủ Thiên Trường; vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên Mông sau đó; Lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 thì được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại.

Trải bao thế kỷ; ấn cũ không còn. Năm 1822; vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”; ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Lễ khai ấn là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời; Đất; tiên tổ; thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông; cha ông.

Lễ khai ấn đền Trần là một tập tục của triều đại nhà Trần – triều đại phong kiến kéo dài và hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với chiến công hiển hách ba lần đánh tan quân Nguyên Mông – đạo quân xâm lược; được mệnh danh là “bách chiến bách thắng”.

Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất; ngày 14 tháng Giêng; tại phủ Thiên Trường (nơi phát tích của nhà Trần); vua Trần Thái Tông đã mở tiệc chiêu đãi và thưởng công; phong tước cho các quan; quân có công trong việc đánh giặc. Kể từ đó; cứ vào ngày này; các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất; Tổ tiên; phong chức tước cho những người có công; đồng thời mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền nhà Trần.

Sau này trên nền phủ Thiên Trường; nhân dân đã xây dựng khu di tích đền Trần; Trần Hưng Đạo cùng các quan văn; võ; đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ công đức của các vua Trần; giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm; bảo vệ non sông xã tắc.

Nghi lễ khai ấn với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình; thịnh trị; mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần “Tích phúc vô cương”; cầu mong mọi người bước sang năm mới mạnh khoẻ; lao động; sản xuất hăng say; học tập; công tác tốt. Trải qua nhiều năm; lễ khai ấn vẫn được người dân duy trì và phát triển và trở thành một trong những tập tục đẹp; một nét văn hóa đẹp trong những ngày đầu năm mới của người Việt được gìn giữ lâu đời.

Trước khi lễ khai ấn được tổ chức; vào ngày mùng 2 tháng Giêng; Ban quản lý Khu di tích đền Trần thực hiện nghi lễ xin mở ấn để in các lá ấn phục vụ lễ khai ấn. Nội dung lá ấn bao gồm các chữ: “Trần triều điển cố – tích phúc vô cương”’. Đến 22h ngày 14 tháng Giêng; lễ khai ấn được bắt đầu với nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường. Sau khi lễ khai ấn được thực hiện bởi 14 cụ cao niên thôn Tức Mặc (phường Lộc Vượng) kết thúc; khách thập phương vào đền Thiên Trường để tế lễ; xin lá ấn với mong muốn một năm mới thành đạt và phát tài.

Khi xin ấn phải hiểu nghĩa

Không phải ai về xin ấn đền Trần cũng hiểu được hết ý nghĩa của nghi lễ này. Bản chất của bốn chữ “Tích phúc vô cương” trên ấn là Nhà Trần ban cho con cháu cái phúc; dạy con cháu; bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức; tích phúc thật tốt; phúc đức càng dầy thì được hưởng lộc càng bền vững. Đấy là ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhất của việc ban ấn. Ý nghĩa của ấn chỉ đơn giản như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu mà vẫn còn một số lầm tưởng rằng; xin ấn để cầu “thăng quan; tiến chức”. Vì vậy; những ai cầm ấn trong tay mà không hiểu bản chất ý nghĩa sâu sắc đó thì ấn cũng chẳng có giá trị gì.

Nguồn: wikipedia

Được đóng lại.