Cách dâng hương khi lễ cúng ở nhà, ở Chùa, ở Đền
Mọi người thường dâng hương khi lễ cúng ở nhà, ở Chùa, ở Đền. Theo tín ngưỡng dân gian, việc thắp hương là để thiết lập một nhịp cầu nối giữa hai miền tâm thức của người sống với người chết, các đấng siêu nhiên.
Theo Phật giáo, đệ tử Phật dâng hương gồm có: hương bột để xoa lên thân thể, hương sức như nước hoa, hương đốt để làm không gian thơm dùng để cúng dường Phật.
Dâng hương như thế nào thì đúng cách?
1. Đầu tiên châm hương để mồi lửa sao cho lửa cháy đầu hương tròn đều.
2. Sau đó hai tay chắp lại hoặc chụm lại cầm cây hương.
3. Đứng hoặc quỳ đưa cây hương lên đầu.
4. Đọc bài niệm hương hoặc vái một vái rồi cắm vào bát hương.
5. Nhớ khi cắm nén hương phải thẳng, vào giữa bát hương thì càng tốt.
Dâng hương cũng ông bà tổ tiên.
Khi đưa cây hương lên đầu hoặc chắp tay trước ngực, khi dâng cúng ông bà tổ tiên, chúng ta nên thiền quán bằng hơi thở hoặc ý nghĩ, để thấy hơi thở ra vào trong cơ thể chúng ta là do tổ tiên bao đời truyền lại, dòng máu này đã chảy từ đó, chúng ta thầm tri ân tổ tiên đã truyền lại dòng máu, hơi thở này để chúng ta có cuộc sống ngày hôm nay. Như vậy, chúng ta thiết lập một đường truyền tâm thức giữa chúng ta và tiền nhân quá cố.
Dâng hương tại đền, chùa.
Đối với Phật, khi chúng ta dâng hương, đọc bài niệm hương, nên buộc ý nghĩ theo lời tụng như vậy mới chí thành, chí kính.
Tại sao khi chúng ta cắm hương nên cắm thằng?
Cắm hương thẳng thể hiện tấm lòng ngay thẳng, thứ nữa khi cắm hương thẳng, tàn hương rụng sẽ rơi vào giữa bát hương không gây bẩn ban thờ.
Nếu dâng hương như vậy thì việc hương quăn tàn, đậu tàn hay không đều không ảnh hưởng gì.
Về số lượng cây hương: thường thì chúng ta nên thắp theo số lẻ, số âm: 1, 3, 5… v.v…
– Thắp 1 cây hương thể hiện sự nhất tâm, chí kính chí thành.
– Thắp 3 cây hương để thể hiện tâm, khẩu, ý người dâng hương thanh tịnh, thành kính. 3 cây hương dâng lên cũng là để cúng dường tam bảo(Phật, Pháp, Tăng) nếu dâng cúng Phật.
– Thắp 5 cây hương để thể hiện ngũ phần hương gồm: Giới hương(mùi hương của việc trì giới), Định hương (mùi hương của định tâm), Tuệ hương (mùi hương của trí tuệ), Giải thoát hương (hương của sự giải thoát), Giải thoát tri kiến hương (Hương của sự giác ngộ không bờ bến).