Bí ẩn của kiếp luân hồi
Kiếp luân hồi – Cho đến nay; khoa học hiện đại vẫn chưa thể chứng minh được việc có kiếp sau hay kiếp trước của con người hay không? Tất cả vẫn chìm trong sự kỳ bí với những việc con người không thể giải thích nổi.
Luân hồi
Theo quan điểm của nhiều người; cuộc sống chưa kết thúc khi con người qua đời; mà linh hồn sau khi thể xác chết đã đầu thai trở lại một kiếp sống khác theo bánh xe luân hồi; cứ mãi như thế cho đến khi nó đi được đến cõi Niết Bàn. Cuộc sống của con người trên trần thế thực ra chỉ là một “kiếp”; thân xác chỉ là nơi cư trú của linh hồn mà thôi.
Điểm chú ý là không phải chỉ có đạo Phật mới có thuyết luân hồi và ý niệm về sự đầu thai; trong nhiều tôn giáo khác cũng tồn tại điều này tuy ở những dạng khác nhau. Ý niệm về sự luân hồi xuất hiện trong đạo Hồi; trong quan điểm của người Hi Lạp cổ đại; hay một số vùng miền trên thế giới.
Tại các quốc gia phương Tây; các nhà nghiên cứu đã bỏ nhiều thời gian và công sức nhằm tìm ra lời giải đáp cho hiện tượng này; nhưng vẫn chưa thể đưa ra lời giải thích cuối cùng.
Có thể thấy tiêu biểu nhất cho sự đầu thai và kiếp luân hồi chính là việc chọn Đại la Lạt Ma hay Ban thiên Lạt Ma. Người ta thường chọn người kế nhiệm vị trí này thông qua việc tìm kiếm đứa trẻ nào sinh ra đúng vào thời điểm những nhân vật này chết đi; và bằng những dấu hiệu và kiến thức đặc biệt để xác định xem đứa trẻ đó có phải do chính người đã mất đầu thai vào không.
Người ta cũng tin rằng có một sợi dây vô hình như gắn chặt giữa hai số kiếp đó lại với nhau.
Khó có thể giải thích nổi tại sao những người ở “kiếp sau” lại có cách cư xử thói quen; và biết cả những bí mật của những người ở “kiếp trước”. Mặc dù một số người cho là một số sự kiện nhớ lại kiếp sống trước đã được ghi chép lại và thử nghiệm một cách khoa học; khoa học chưa chính thức chấp nhận đầu thai như là một hiện tượng chứng minh được.
Bí ẩn chưa có lời giải
Ngày 29/4/2005; vợ chồng anh Chaudhary sống tại Ahmedabad (Ấn Độ) đã vô cùng đau xót khi đứa con trai 13 tuổi tên là Rakesh bị tai nạn xe máy và mất 5 ngày sau đó. Vài giờ trước khi Rakesh qua đời; vợ anh Chaudhary là cô Minaben bắt đầu có ảo giác; cô nói với chồng là Rakesh về nhà và muốn tạm biệt mẹ và hứa sẽ quay lại.
Một năm sau đó; vào ngày 22/4/2006; cô Minaben sinh hạ một bé trai và đặt tên con là Rakesh. Rakesh và người anh đã mất giống nhau như đúc; và có cách cư xử giống hệt nhau. Điểm đặc biệt hơn là cậu biết tất cả những chỗ anh trai mình để đồ chơi; nhận ra những người họ hàng chưa bao giờ gặp.
Không chỉ có vậy; khi được đưa về quê của anh Chuadhary ở Palanpur; cậu bé cũng biết luôn tên của người chị họ Anila mới gặp lần đầu; cô bé này vốn ngày xưa là bạn thân của người anh trai đã mất của cậu. Rakesh cũng rủ cô bé chạy ra cái cây nơi 2 người thường chơi với nhau ngày xưa.
Trường hợp của Rakesh không phải là trường hợp duy nhất; cô bé Samlini Permac sinh năm 1962 ở Colombo; Sri Lanka vô cùng sợ nước và ô tô. Mỗi lần phải tắm cô đều la khóc dữ dội. Cô bé sau đó kể lại quãng đời “kiếp trước” của mình; khi đi mua bánh mì vào thời điểm phố xá ngập lụt; bỗng có một chiếc xe buýt đi sát bên cạnh đã hất em xuống nước.
Em chỉ kịp giơ tay lên cầu cứu và hét lên “Mẹ ơi” rồi chìm hẳn vào giấc ngủ. Gia đình của cô bé rất bất ngờ và họ bắt đầu tìm hiểu thêm về những vụ việc tương tự như thế đã từng xảy ra ở đâu; và sau một thời gian hai người biết được câu chuyện một cô bé 11 tuổi từng chết đuối trong hoàn cảnh như thế; tất nhiên là từ khi Samlini chưa ra đời.
Một sự việc nữa cũng khiến khoa học đau đầu; đó là sự việc diễn ra tại làng Nathul; phía Bắc Miến Điện. Cô gái M Tin Aung Myo sinh ngày 26 tháng 12 năm 1953 trong một gia đình có 3 chị em gái. Ngay từ nhỏ; cô bé luôn tỏ ra mình là con trai; và luôn miệng nói rằng mình là người lính Nhật đã bị quân đồng minh bắn chết cách ngôi nhà của cha mẹ cô bé gần 100m.
Cô bé rất sợ máy bay; nhất định không chịu mặc đồ con gái; nói tiếng Miến Điện rất khó khăn; thích ăn và nấu các món ăn theo khẩu vị của Nhật; và cô luôn tỏ ra buồn bã vì nhớ quê hương Nhật Bản của mình. Ma Tin Aung Myo cho biết gia đình “kiếp trước” của cô ở miền Bắc nước Nhật; trước khi nhập ngũ; “cô” là chủ một cửa hiệu nhỏ nhưng khi vào lính thì làm đầu bếp.
Nhưng cô bé không nhớ một tên tuổi hay địa danh nào cả và cũng không chịu kết hôn; bởi theo cô; cô là một người đàn ông và chỉ kết hôn với phụ nữ mà thôi.
Chaokun Radzh-sutadzharn; sinh ngày 12/10/1908 ở miền Trung Thái Lan. Cha của cậu là Nai Pae; mẹ là Nang Rieng; tên thường gọi là Choti. Ngay từ khi biết nói; cậu bé đã cho mọi người biết mình là Nai Leng; người bác ruột đã mất khi cậu bé ra đời. Đáng chú ý là cậu có cách gõ bàn hệt như ông bác; có thể nói và đọc được các thứ tiếng mà ông bác lúc sinh thời từng học; và ngoài ra biết chính xác từng chi tiết một trong cuộc đời ông bác ruột của mình. Sau này Choti đi tu ở một ngôi chùa ở Băng Cốc và sau đó xuất bản cuốn sách về sự luân hồi này.
“… khó có thể giải thích nổi tại sao những người ở “kiếp sau” lại có cách cư xử thói quen và biết cả những bí mật của những người ở “kiếp trước”. Mặc dù một số người cho là một số sự kiện nhớ lại kiếp sống trước đã được ghi chép lại và thử nghiệm một cách khoa học; khoa học chưa chính thức chấp nhận đầu thai như là một hiện tượng chứng minh được…
Sau khi chết con người có thể trở lại sống một kiếp khác hay không? Đây là một câu hỏi vẫn chưa có lời giải và được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên; trong lúc chờ các nhà khoa học đưa ra được kết luận cuối cùng; những hiện tượng “đầu thai” vẫn tiếp tục xuất hiện làm mọi người kinh ngạc và đặt câu hỏi “Có kiếp sau hay không?”.
Nguồn:Việt Báo
Được đóng lại.