Chùa Cầu – Hội An

Cầu Chùa là cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An; tỉnh Quảng Nam. Cầu còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều. 

Chùa Cầu không chỉ là linh hồn của người dân phố cổ Hội An mà còn là địa chỉ tâm linh với những câu chuyện kỳ bí suốt bao đời nay.

Được xây dựng từ thế kỷ 17 bởi một nhóm thương nhân Nhật Bản; nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản. Lúc này công trình chỉ được xem là phương tiện di chuyển qua lại cho người dân.

Toan canh chua cau

Năm 1653; người ta dựng thêm phần chùa; nối liền vào lan can phía Bắc; nhô ra giữa cầu; từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Chùa Cầu; cây cầu trấn yểm thuỷ quái.

Theo truyền thuyết; ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật namazu; khiến nó không quẫy đuôi; gây ra những trận động đất.

Trước nay; trong dân gian vẫn lưu truyền những truyền thuyết huyền bí xung quanh ngôi Chùa Cầu linh thiêng này. Ai cũng biết việc xây dựng Chùa Cầu duy chỉ để phục vụ cho nhu cầu đi lại nhưng đằng sau đó còn nhiều lý giải bí ẩn.

Sách “Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước”; nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng có đề cập vài chi tiết ngắn gọn về vị thế trấn yểm của Chùa Cầu. Theo tương truyền; những người Nhật đầu tiên qua đây sinh sống trên con phố Faifo gần Chùa Cầu thường xuyên nhìn thấy trên mặt sông Hoài hay xuất hiện sống lưng con Cù. Họ cho rằng đó là một quái vật giống như con rồng; có hình dáng đầu ở Ấn Độ mà đuôi ở tận vùng đất Phù Tang của xứ sở Nhật Bản.

chua-cau-o-hoi-an

Tục xa xưa người Nhật Bản nhắc đến đây là một con thuỷ quái mà khi nó trở mình hay quẫy đuôi thì mặt đất nước Nhật bị động đất dữ dội; thậm chí có cả núi lửa phun trào; gây đại hoạ. Là đất nước thường xuyên xảy ra động đất; núi lửa; sóng thần; người Nhật cũng quen thuộc với những thần tích về nguồn gốc của thiên tai.

Họ cho rằng; ở phía đông lục địa châu Á có con Thuỷ quái này với kích thước rất dài; đầu phương bắc Châu Á (giáp Châu Bắc Cực); mình ở bên Nhật Bản; đuôi kéo dài xuống tận Việt Nam. Mỗi lần Thuỷ quái trở mình; cả lục địa châu Á rung chuyển. Với kinh nghiệm của mình; người Nhật khi qua định cư tại Hội An đã cố tìm “thầy phù thuỷ” giỏi về phong thủy để xem thế đất; cắm điểm dựng đền thờ Huyền Thiên đại đế và các vị thần Trấn Vũ Bát đế.

Cũng giống như những lời đồn kỳ bí tại cây cầu này của người Nhật; gia phả của người Minh Hương đến ngụ cư lập làng từ thuở ban sơ cũng chép lại rằng; dưới chân cây cầu này khi xưa mang trong mình những huyền thoại về thần tích hang ổ loài thủy quái tên Cù dữ tợn.

Họ cho rằng; loài thủy quái kia thường xuyên ẩn mình dưới đáy bùn nước; khi gặp điều kiện sóng to; gió lớn; nước dâng cao mới tỉnh giấc trở mình quẫy đuôi làm nước sông dâng ngập cả phố cổ gây nhiều thiệt hại cho dân làng. Để yểm trừ; người dân lập hai khu phố đã xây miếu thờ; đắp tượng thần rồi làm rễ rước Huyền Thiên đại đế; Quan Văn Trấn Vũ; các vị thần linh về đây thờ tự nhằm ngăn chặn tai họa mà thuỷ quái gây ra.

Và điều ngẫu nhiên; khi những người Nhật; người Hoa đầu tiên đến sinh sống và buôn bán làm ăn trên vùng đất quanh năm lũ lụt này hiểu rõ điều đó. Họ đã cho dựng lên cầu này; coi như yểm thanh kiếm xuống huyệt lưng con cù; làm nó không cựa quậy; vùng vẫy; quẫy đuôi khi nước lớn; mong trừ tai họa ập đến người dân phố Hội.

Cũng có một giai thoại khác được ghi lại; trước khi những thương gia Nhật Bản; Trung Hoa đến cảng thị Hội An buôn bán; thông thương thì chưa có danh xưng Hội An như bây giờ. Khi đó; vùng đất này là địa bàn phân bố của người Chiêm Thành; cảng thị nổi tiếng bây giờ gọi là cảng Đại Chiêm.

Và cũng như nhiều dân tộc khác ở vùng Đông Nam Châu Á; người Chiêm Thành có tục thờ sinh thực khí mà cụ thể là “Lingar – Yoni”. Do đó; khi xây dựng Chùa Cầu những chủ nhân vùng đất này dùng để thờ Linh Phù Thủy Khấu. “Linh Phù” có thể bắt nguồn từ chữ linga (sinh thực khí nam giới); còn “Thủy Khấu” dùng chỉ bọn cướp biển. Linh Phù Thủy Khấu là nhằm ám chỉ thủy thần phù hộ người đi biển tránh khỏi những tai ương khi đi biển; thoát khỏi những thuỷ quái. Cách lý giải này cũng có nhiều cơ sở vì người Chiêm Thành từng được biết đến với nghề đi biển giỏi và cũng có gốc gác từ người Đông Nam Á hải đảo trôi dạt sang.

Cứ mỗi năm đến mùa mưa; nước sông Hoài dâng cao đã nhấn chìm chùa Cầu. Nhiều người tin rằng; thuỷ quái bị người dân xây một cái cầu bắc qua “yểm bùa” nên rất giận dữ; muốn tìm cơ hội báo thù. Năm nào cũng vậy; Hội An cũng đều chịu chung cảnh lụt lội bì bõm… đe dọa. Có thể thấy; những trận lụt lịch sử mà theo người dân; “thuỷ quái” giận dữ những năm trước đây đã cuốn phăng bức tượng gỗ Huyền Thiên đại đế thờ trong chùa và một tượng khỉ đá.

Mãi đến hơn 20 năm sau mới tìm thấy. Khi tìm thấy thì tượng khỉ đá đã mất dạng; hư hỏng hoàn toàn; phải đúc mới lại. Người dân lại truyền tai nhau nghe sở dĩ bức tượng gỗ và tượng khỉ đá mất tích sau tìm lại được nhưng đã bị biến dạng cũng với trong thời gian qua liên tiếp Hội An bị nhấn chìm trong lũ lụt là do bùa ngải “trấn yểm” qua thời gian đã mất linh nghiệm.

Tượng “Thần Hầu” và tượng “Linh Cẩu” bảo hộ dân làng

Cây cầu có thiết kế ‘thượng gia hạ kiều’; có nghĩa trên là nhà dưới là cầu. Chùa Cầu có hình dáng chữ Công; dài khoảng 18m và là một cây cầu ngói – tức là cầu được lợp mái ngói âm dương bên trên – một nét đặc trưng của kiến trúc Việt Nam.

Lai Vien Kieu

Trên cửa chính của Chùa Cầu Hội An có chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều (có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến) – tên do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt trong một lần viếng thăm Hội An vào năm 1719.

Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở; ban niềm vui hạnh phúc cho mọi người; thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.

chua-15-bb-baaacsTVkH

Nhìn từ xa; cây cầu có dáng uốn cong mềm mại; vắt ngang qua sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn). Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu; một đầu là tượng chó; một đầu là tượng khỉ. Nhiều giả thuyết cho rằng đó là những linh vật của người Nhật từ thời xa xưa; được tôn là “Thần Khỉ” và “Thần Chó”

Hình dáng ban đầu của hai con linh vật.
Hình dáng ban đầu của hai con linh vật.

Theo nhiều tài liệu khảo cổ học cho hay; tục thờ chó là tín ngưỡng chung ở nhiều dân tộc trên thế giới; nhưng có lẽ phổ biến nhất là ở các quốc gia Đông Nam Châu Á; cụ thể trong những thần thoại vùng Đông Nam Á lục địa.

Tượng “Linh Cẩu”
Tượng “Linh Cẩu”

Theo đó; tục thờ chó của cư dân Việt được thể hiện dưới hai dạng thức gọi là linh cẩu. Một là chôn tượng chó đá trước cổng nhà như một linh vật để canh cổng với ý nghĩ như vị thần bảo hộ trừ tà ma; cầu phúc may. Hai là đặt chó đá trên những bệ thờ như một thần linh để thờ phụng như con kỳ lân.

Tượng “Thần Hầu”
Tượng “Thần Hầu”

Cùng với đó; trong những chùa chiền vẫn thường thấy con khỉ được chưng tụng. Người dân gọi đây là con “Linh Hầu” hay “Thần Hầu” nhằm trấn giữ xứ đất chống lại những điều xấu xâm hại. Từ đó; khi ngẫm về con “Linh Cẩu” và con “Linh Hầu” được lập miếu thờ “có đôi có cặp” tại Chùa Cầu với ý niệm cầu mọi điều trong cuộc sống sẽ suôn sẻ; may mắn.

Lý giải về tượng thờ chó và khỉ tại Chùa Cầu; nhiều người cho rằng việc cân xứng 2 bên đầu cầu hai con linh vật trên là để ngụ ý về thời gian xây dựng công trình kéo dài 3 năm; bắt đầu động thổ từ năm Thân (con khỉ) và hoàn thành năm Tuất (con chó). Hơn nữa; có người cho rằng việc xây dựng hai bên đầu cầu những con chó và khỉ là một cách chỉ phương hướng trên địa bàn: Thân chỉ hướng “tây nam”; còn Tuất chỉ hướng “tây bắc”.

Khi đến thăm Chùa Cầu sẽ dễ dàng đọc được thấy những câu chữ đối khá hay về hai con linh vật “trấn yểm” hai đầu Chùa Cầu. Riêng con Linh Cẩu được khắc những dòng chữ Hán: “Thiên cẩu song tinh an cấn thổ; Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân”. Tạm dịch là: Hai sao thiên cẩu trấn an đất cấn; Hai tướng tử vi định giữ cung khôn. Cặp Linh Cẩu này ngồi trên một bệ thờ quay mặt nhìn nhau.

Không riêng gì người dân phố cổ mà mỗi khách thập phương khi hành hương về Chùa Cầu đều cố nán lại trước mặt hai linh vật này để thắp hương thành tâm cúng vái.

Dân gian cho rằng; tượng “Thần Hầu” và tượng “Linh Cẩu” dù đã trải qua hơn 400 năm nhưng vẫn ngồi uy nghi; đầy thấn bí và trầm mặc là đang bảo hộ dân làng.

Với nét kiến trúc độc đáo và tâm linh; chùa Cầu được coi là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật – Hoa – Việt ở Hội An; cũng là điểm di tích có ý nghĩa rất lớn về mặt tâm linh; niềm tin về lòng hướng thiện. Hơn 400 năm nay; ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng vẫn được cư dân bản địa và khách vãng lai thành kính chiêm bái.

Theo Kiến thức

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.