Sự tích Chùa Một Cột
Chùa Một Cột có tên khác là chùa Diên Hựu hoặc Liên Hoa Đài; nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo; huyện Quảng Đức; phía Tây hoàng thành Thảng Long thời Lý; nay thuộc phố chùa Một Cột; quận Ba Đình; Hà Nội (ở bên phải Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh).
Chùa Một Cột là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Chùa có kiến trúc độc đáo; được tạo dáng như một bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên.
Ngày xưa; vào đời Lý; vua Lý Thái Tôn là một tín đồ nhiệt thành của đạo Phật; theo phái Vô Ngôn Thông. Thuở bấy giờ; đạo Phật đang độ phát triển; riêng triều đại này nhà vua truyền xây 95 ngôi chùa mới; trùng tu lại tất cả những tượng Phật và trong các dịp lễ lớn này đều ban tha thuế cho toàn dân.
Năm 1049; một hôm vua Thái Tôn nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm hiện ra; đưa nhà vua đến một tòa sen rạng ngời ánh sáng. Sau khi tỉnh dậy; Vua thuật lại câu chuyện chiêm bao cho quần thần hay. Thiền tăng Thuyền Lã; vị sư đã hướng dẫn nhà sư trên đường đạo hạnh; bàn cùng nhà vua nên dựng một ngôi chùa để nhớ ơn đức Quan Âm.
Hàng tháng cứ đến ngày Rằm; mồng Một là nhà vua đến đặt lễ cầu phúc. Có thể nói; từ hình ảnh ảo diệu trong giấc mộng vua Lý Thái Tông đã biến nó thành hình ảnh hiện hữu trong đời sống văn hóa tâm linh dân tộc.
Đời Lý Nhân Tông; năm Anh Vũ Chiêu Thánh 5 (1080) vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là “Giác Thế chung” (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng; nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được; phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp; có nhiều rùa đến ở; được gọi là ruộng Quy Điền và quả chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Quan; hết quân khí; Vương Thông đã cho phá quả chuông này để đúc súng đạn. Sau khi Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn đánh tan quân Minh; đất nước được hưởng thái bình thịnh trị; chuông Quy Điền cũng không còn nữa.
Đời vua Trần Thái Tông (1225-1258); năm Kỷ Dậu; niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 18 (1249); mùa xuân tháng giêng cho sửa lại chùa Diên Hựu; ban chiếu vẫn dựng chùa ở nền cũ”. Đây là lần trùng tu lớn nhất vì phải làm lại gần như hoàn toàn.
Năm 1847; các văn bia trong chùa hiện còn ghi rõ: Tổng đốc Hà Ninh là Đặng Văn Hoà thấy chùa hư hỏng. Lòng từ thiện trỗi dậy; tự xuất của chùa và thập phương công đức; thuê thợ tu sửa khiến tượng Phật huy hoàng; điện thờ đồ sộ; tả hữu hành lang; tam quan; gác chuông; trong ngoài bốn phía; tất cả đều trang nghiêm.
Năm 1852; Bố chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới.
Năm 1864; Tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu; làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ toà sen.
Năm 1954; trước khi rút khỏi Hà Nội quân Pháp cho đặt thuốc nổ phá chùa Một Cột vào tối 10-9-1954. Sau ngày tiếp quản Thủ đô (10-10-1954); Bộ Văn hoá đã có một đợt trùng tu lớn chùa Một Cột. Chùa Một Cột hiện nay là kết quả của đợt trùng tu này.
Chùa Diên Hựu được dựng lên theo hình hoa sen; ở trên một cái cột lớn độc nhất giữa một cái ao trồng toàn sen gần kinh đô. Ngôi chùa kiến trúc đặc biệt theo nghệ thuật Đại la đời nhà Lý; tục gọi là chùa Một Cột. Ngày nay vẫn còn ở đất cố đô Thăng Long; ghi lại cuộc gặp gỡ kỳ ảo giữa ông vua mộ đạo với Phật Bà Á Đông.
Khảo dị:
Chùa một cột ở phía tây Thủ đô; thuộc thôn Ngọc Thanh; khu Ngọc Hà. Nơi đó nguyên có một cái hồ hình vuông; giữa hồ có một cột đá; cao chừng hai trượng; chu vi chín thước; đầu trụ đặt một tòa chùa ngói đỏ; hình như một đóa hoa sen dưới nước mọc lên; người ta gọi là chùa Nhất Trụ hay là chùa Một Cột. Chùa xây từ năm 1049; tức là năm đầu niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo vua Thái Tôn nhà Lý.
Tục truyền khi ấy vua Thái Tôn tuổi đã cao mà chưa có con trai; thường đến cầu tự ở các chùa. Một đêm nằm chiêm bao thấy đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía tây thành; tay bế một đứa con trai đưa cho nhà vua.
Sau đó nhà vua quả sinh được con trai. Nhà vua liền sai lập chùa Một Cột để thờ Phật Quan Âm. Khi chùa làm xong; nhà vua triệu tập hàng ngàn Tăng Ni đứng chầu chung quanh; tụng kinh suốt bảy ngày đêm; và lập thêm một ngôi chùa lớn ở ngay bên cạnh để thờ chư Phật; gọi là chùa Diên Hựu.
Cùng xem một số hình ảnh về Chùa Một Cột trong chương trình Khám Phá Hà Nội:
Được đóng lại.