Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.

Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là nơi gắn liền với thân thế; sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi; Trần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán; Pháp Loa; Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc

con_son_kiep_bac

Chùa Côn Sơn:

Chùa Côn Sơn tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự”; nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ công; gồm Tiền đường; Thiêu lương; Thượng điện là nơi thờ Phật; trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông; Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Đường vào Tam quan lát gạch; chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995; kiểu cổ; có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá; mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia.

chua con son

Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc; dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn; núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.

Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm – một thiền phái mang màu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa; biên tập kinh sách; làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa; đặc phong Tự Tháp “Huyền Quang tôn giả”.

Chùa Côn Sơn có từ thời Trần (truyền thuyết cho rằng Chùa có từ thời Đinh); năm Khai Hựu nguyên niên (1329); được Pháp Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lần trùng tu này còn hiện diện đến nay. Nguyễn Trãi từng làm Đề cử chùa Côn Sơn. Chùa Côn Sơn xưa nay là danh lam cổ tích của đất nước; hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị.

Đền Kiếp Bạc:

Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú; xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13; đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo; người anh hùng dân tộc; người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

den_kiep_bac

Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14; trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo; phu nhân; 2 con gái; Phạm Ngũ Lão; Nam Tào; Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ 4 con trai. Hàng năm; hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).

Đền thờ Nguyễn Trãi:

Đền thờ Nguyễn Trãi khởi công xây dựng ngày 14-12-2000; trên khuôn viên đất rộng gần 10.000 mét vuông; tại chân núi Ngũ Nhạc; nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần Thị Thái; thân mẫu của Nguyễn Trãi. Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam; uốn lượn từ phải qua trái; ôm lấy khu Đền.

Đền thờ chính; hai nhà Tả vu; Hữu vu; Nghi môn nội; Nghi môn Ngoại; Nhà Bia; Am hoá vàng; cầu vào cổng chính; cầu qua suối Côn Sơn theo kiểu thượng gia hạ kiều để lên Thạch Bàn; nhà từ đền; hệ thống sân vườn; đường cấp thoát nước…

Ngôi đền chính tưa lưng vào Tổ Sơn; hai bên tì vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân là tả Thanh long và hữu Bạch hổ. Phía trước có hồ nước rộng; tiếp theo là núi Trúc Thôn đối diện với núi Phượng Hoàng. Xa xa là dãy núi An Lạc.

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn - Hải Dương
Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn – Hải Dương

Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc; kiến trúc theo truyền thống và rất độc đáo; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức; các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay; cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay; thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau.

Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. tương truyền đây là con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương – Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái Bình; mặc dù quân sĩ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu nổi;

Trần Hưng Đạo đành phải bỏ voi lại để tiếp tục tiến quân ra chiến trường và có chỉ gươm xuống đất thề sẽ quay lại cứu voi khi thắng trận. Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương.

Đền thờ Trần Nguyên Hãn:

Đền thờ Trần Nguyên Hãn nằm trên đền thờ Nguyễn Trãi; cũng ở ven suối. Trần Nguyên Hãn là đại công thần nhà Lê và là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi.

Đền thờ Trần Nguyên Đán:

Nằm ở phía trên cả đền thờ Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn; gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Trần Nguyên Đán là ông Nguyễn Trãi. Các đền này đều rất đẹp và hợp thành một quần thể mới hoàn toàn hòa hợp với quần thể chùa Côn Sơn cũ.

Năm 1385; Trần Nguyên Đán cùng vợ đưa cháu ngoại Nguyễn Trãi về sống tại Côn Sơn. Ông nuôi dạy Nguyễn Trãi trưởng thành. Tại Côn Sơn ông cùng vợ trồng rừng thông; bãi giễ và xây dựng quần thể kiến trúc trong núi. Động Thanh Hư là công trình quy mô; hoành tráng với nhiều hạng mục kiến trúc hoà với thiên nhiên; trong đó có các nơi “Nghỉ ngơi; chơi ngắm” là thẳng cảnh tiêu biểu mà từ lâu đã trở thành địa danh; di tích nổi tiếng; đi vào thi ca sử sách ở nhiều thời đại.

Năm 1390; Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán tạ thế tại Côn Sơn. Vua Trần nhớ công đức của ông; sắc chỉ cho nhân dân lập đền; tạc tượng thờ Người tướng quốc tại Côn Sơn. Trải qua năm tháng Đền thờ xưa không còn.

Năm 2005; tỉnh Hải Dương xây dựng Đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của Ông giữa rừng tùng bách tại Côn Sơn. Đền Thanh Hư kiến trúc theo chữ Đinh; toà Tiên bái chồng diêm cổ các hai tầng tám mái uy nghi. Đền tựa núi Ngũ Nhạc; Minh Đường hướng đông nam; hồ Côn Sơn nơi tụ phong; tụ thuỷ; núi An Lạc làm Tiền Án; dãy An Sinh thế long chầu. Trong Đền hệ thống hoành phi; câu đối; đồ thờ bài trí theo nghi thức truyền thống. Tượng Quan Đại Tư Đồ thần thái uy nghiêm; nhân từ.

Nguồn: Wikipedia.

Được đóng lại.