Cô bé Cửa Suốt và Đền Cặp Tiên

Cô Bé Cửa Suốt là cháu gái của Hưng Đạo Vương, cùng với Đức Ông Đệ Tam trấn ải, quyền cô thống lĩnh ba quân, thủy binh trấn giữ ở ngoài Cửa Suốt vậy nên được gọi là Cô Bé Cửa Suốt (“Cô Bé” ở đây do thứ bậc của cô trong Hội Đồng Trần Triều, chứ cô không giống với các Cô Bé trong hàng Tiên Cô của Tứ Phủ).

co be cua suot

Cô không nằm trong Tứ Phủ Thánh Cô mà thuộc Công đồng Trần Triều. Tuy vậy Cô Bé Cửa Suốt cũng thường hay ngự đồng. Thường các cô đồng, cậu đồng vùng ven biển hay hầu giá cô.

Còn có sử ghi lại cô vốn là Tĩnh Huệ Công Chúa, còn gái của Đức Ông Phạm Ngũ Lão và Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa, nên còn gọi là Phạm Điện Súy Công Nữ Tử, sau này lại lấy vua Trần Anh Tông vậy nên có danh hiệu là Anh Tông Hoàng Đế Thứ Phi

Giá Cô Bé Cửa Suốt cũng thường hay được hầu, khi ngự về đồng cô cũng mặc trang phục giống với Nhị Vị Vương Cô nhưng là màu trắng (cũng là do sự ảnh hưởng của Tứ Phủ), thông thường cô hay cầm mái chèo và lá cờ lệnh, chèo thuyền ra trấn giữ Cửa Suốt, nhưng khi đánh trận, về ngự đồng cô cũng múa kiếm và cờ lệnh

Cô Bé Cửa Suốt được thờ trong Đền Cửa Ông cùng với Đức Ông Đệ Tam, nhưng cô cũng có ngôi đền nhỏ riêng ở gần Đền Cửa Ông và được gọi tên là: Đền Cô Bé Cửa Suốt hay Đền Cặp Tiên. Ngày tiệc của cô là ngày 2/3 âm lịch. Khi thỉnh cô, văn hát rằng:

“ Trông ra Cửa Suốt tờ mờ
Chiếc thoi Cô Bé lững lờ ngoài khơi”

Đền cặp tiên – Đền Cô bé Cửa Suốt

Đền Cặp Tiên (hay còn gọi là đền Cô bé Cửa suốt) là công trình tín ngưỡng dân gian hình thành từ thời Nguyễn. Đền Cặp Tiên đang dần trở thành địa điểm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước.

Sau này, vào thời Nguyễn, một ông quan chánh đã được nhân dân trong vùng tôn làm Hậu thần và cũng được thờ tại đền nên còn gọi là “Đền Quan chánh”. Quan chánh đây là chánh cai bạ, một chức quan coi việc sông nước vào năm Gia Long thứ 3. Sau khi được triều đình cử về đây trông coi ở vùng này, ông đã làm được nhiều việc có ích cho dân, chăm lo đời sống nhân dân, giúp dân an cư lạc nghiệp và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, ông còn là người đứng ra góp công, góp của và huy động nhân dân trùng tu, sửa sang lại ngôi đền. Để ghi nhớ ơn đức của ông, sau khi ông qua đời, nhân dân đã phối thờ ông tại đền.

Đền Cặp Tiên có cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình, xưa kia đây là nơi có hai vị Tiên ông thường xuống ngắm cảnh và chơi cờ, đi theo phục vụ là hai nàng tiên cô rất xinh đẹp, hai nàng tiên thường xuống giếng ở chân núi lấy nước về đun pha trà cho các tiên ông.

Đền Cặp Tiên là một công trình tín ngưỡng dân gian. Trải qua thời gian, ngôi đền đã bị hư hỏng khá nhiều nhưng hiện nay được trùng tu tôn tạo lại nên khá khang trang. Hiện nay khu vực đền Cặp Tiên gồm có ba công trình: Đền chính, Giếng Tiên và động Sơn Trang.

Den-chinh1

Đền chính Quay hướng Đông Bắc, kiến trúc chữ Đinh, gồm bái đường và hậu cung với tổng diện tích là 102m2. Kiến trúc vì kèo ở bái đường theo kiển chồng rường con nhị, cột cửa được làm bằng gỗ táu, trên các vì có treo các hoành phi, ở các cột có treo các câu đối, sân đền xây dựng phương đình, mái lợp ngói mũi hài, hai tầng tám mái, điểm mái ghép ngói lá đề, trong phương đình đặt bát hương công đồng lớn bằng đồng.

Dong-Son-Trang1

Động Sơn Trang (căn cứ vào đồ thờ tự thì đây là nơi thờ mẫu theo tĩn ngưỡng dân gian) được chia làm hai phần như kiến trúc của đền. Phía ngoài bằng phẳng là nơi hành lễ, còn phía trong được đắp thành các dãy núi đá và đặt các pho tượng, phía trên bức tường ngăn giữa nơi làm lễ và động thờ treo bức hoành phi cuốn thư gồm bốn đại tự bằng chữ hán “Công đồng sơn trang” . Tượng thờ bài trí khắp không gian hậu cung trong động, gồm tượng Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, tượng nhị vị vương bà và 12 cô Sơn trang, hai bên pho tượng cậu. Chính giữa động là bức hoành phi được tạo hình kiểu cuốn thư đề bốn chữ “Nữ động sơn trang’ .

Giengthieng3

Giếng tiên trong khuôn viên của đền, đây là một khẩu giếng nước ngọt nằm ngay bên bờ biển, khi nước triều lên dù giếng có bị ngập thì ngay khi triều xuống nước lại ngọt trở lại, quanh năm giếng không bao giờ hết nước. Giếng tiên còn liên quan đến câu truyện truyền thuyết về hai vị tiên ông đã xuống đây chơi cờ và hai nàng tiên nữ .

Được đóng lại.