Đi lễ Đền, Chùa – Văn hóa Tâm Linh
Nhân dân thường đi lễ đền; chùa cầu may mắn và mong những điều ước vọng sớm trở thành hiện thực; nhưng làm sao đi lễ cho đúng với tiêu chí văn hóa tâm linh thì nhiều người còn mơ hồ; chủ yếu theo tâm lý đám đông; lối suy nghĩ chủ quan. Nay hướng dẫn để mọi người có thể thực hiện đúng và được kết quả.
I. Người đi tham quan đền; chùa chỉ với mục đích tìm hiểu; vui chơi:
– Khi đến chùa: hành giả đứng nghiêm trang trước ban Tam Bảo; vái ba vái; niệm “Nam mô A Di Đà Phật”; các ban thờ khác cũng vậy. Nếu biết rõ vị hiệu của thần tượng thì có thể niệm đầy đủ danh hiệu; chẳng hạn trước tượng Quan Âm thì niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”.
– Khi đến bản đền; điện; phủ: hành giả chỉ cần đứng nghiêm trang trước các ban thờ; vái ba vái; không niệm “Nam mô A Di Đà Phật”.
Sau khi đã tham quan; tìm hiểu di tích lịch sử khu đền; chùa nơi đến viếng thăm; thì có thể gặp ban khánh tiết hoặc ban tiếp nhận công đức; ghi danh rồi bỏ tiền vào hòm công đức.
II. Đối với người đi lễ đền; chùa với mục đích cầu cúng lễ bái theo tâm nguyện.
1. Đến chùa:
a- Sắm lễ:
Hành giả phải có phẩm vật theo cổ lệ là 1 thẻ hương thơm; hoa tươi (không dùng hoa giả); trầu cau (3quả cau; 3lá trầu); xôi trắng (hoặc xôi gấc đỏ); oản; chuối; nước lọc (đóng chai); bánh chay các thể loại.
[su_quote]Không nên dâng: trái cây; rượu; chè; thuốc lá; bia.[/su_quote]
Trình bày lễ tại ban Tam Bảo xong; đứng nghiêm trang (nếu đông người) hoặc ngồi khoanh chân nếu có điều kiện; vái 3 vái; niệm “Nam mô A Di Đà Phật” rồi trình bày họ tên; tuổi; địa chỉ hiện ở; thời gian; nguyên nhân tu thiết lễ nghi…
b- Nguyện cầu:
Những gì thuộc về danh; lợi; nghiệp quả; hành giả không thể kêu cầu như: cầu công thành danh toại; cầu tiền bạc vượng tiến; Cầu sinh con;
Ngoài những điều cần chú ý trên; hành giả có thể nguyện cầu những điều khác với tấm lòng chân thiện; sẽ được ít nhiều mãn nguyện.
Sau khi khấn vái tại Tam Bảo; hành giả đi tới các ban thờ khác để tiếp tục hành lễ; nhưng ở đây chỉ đứng nghiêm trang vái 3 vái; niệm “Nam mô A Di Đà Phật” hoặc nếu biết rõ vị hiệu của thần tượng thì có thể niệm đầy đủ danh hiệu; không cần phải trình bày lễ vật hoặc nguyện cầu.
Xong việc lễ bái; hành giả tới gặp ban tiếp nhận công đức ghi danh và bỏ tiền vào hòm công đức; tuyệt đối không đặt tiền lẻ lên các ban thờ; tối kỵ đặt tiền trước tượng thờ.
2. Đến đền; điện; phủ:
a. Sắm lễ:
Tới đây lễ vật hoàn toàn khác so với khi đi lễ chùa. Hành giả nhất định phải ghi nhớ một việc: không dâng xôi + thịt gà; hoặc xôi + thịt luộc;
Lễ nghi chủ đạo gồm : hương; hoa tươi (không dùng hoa giả); trầu cau; bánh (chay; mặn đều được); trái cây các loại; bia; rượu và đặc biệt là phải có kèm theo chè; thuốc lá.
Tất cả các ban thờ trong bản điện (đền; phủ) đều phải trình bày số lượng phẩm vật như nhau; không ưu tiên ở ban Công Đồng nhiều hơn các ban khác.
Ví dụ: Mỗi ban thờ đều có 1 lon bia; 1 gói chè nhỏ; 1 điếu thuốc lá hoặc 1 cái bánh Trưng; 1 gói chè nhỏ; 1 bao thuốc lá…. tùy theo điều kiện kinh tế; nhưng nên tiết kiệm; vừa đủ; tránh hoang phí.
Trong đó ngoại trừ một việc là tại ban công đồng phải có thêm riêng những đồ lễ sau: hương; hoa; trầu cau (3quả cau; 3lá trầu).
Sau khi đặt lễ các ban; hành giả tới trước ban Công Đồng hoặc nơi thờ chính của bản điện; đứng nghiêm trang (nếu đông người) hoặc ngồi khoanh chân nếu có điều kiện.
Vái 3 vái; rồi đọc “Phục duy”; kế tiếp trình bày: họ tên; tuổi; địa chỉ hiện ở; thời gian; nguyên nhân tu thiết lễ nghi….Cuối bài khấn thì đọc “Cẩn cáo”
[su_quote]
Phục duy!
Hai từ này thường dùng trong văn khấn cổ; đây là khiêm từ có nghĩa: “cung kính nghĩ rằng” dùng trong trường hợp kẻ dưới (là người phàm trần) xưng hô tôn kính với bề trên (Tiên Thánh Phật Thần)
Cẩn cáo!
Sau khi trình bày xong văn khấn thì hành giả đọc câu này.
Cẩn : kính; xin
Cáo : lời văn đã khấn trình; xin bề trên
Vậy cẩn cáo ta hiểu là: “xin kính trình văn tấu”
[/su_quote]
b. Nguyện cầu:
Tại ban thờ chính; hành giả có thể cầu khấn tất cả những điều gì mà bản thân đang mong ước; thuộc về danh; lợi; cũng như nghiệp quả; căn số. Cầu công thành danh toại; cầu tiền bạc vượng tiến; cầu sinh con; cầu hôn nhân; cầu bình an; …hành giả hãy tập trung tinh thần và ý chí nguyện cầu với tấm lòng chân thiện; với niềm tin mãnh liệt nơi đấng linh thiêng; nhất định sẽ được may mắn và ít nhiều toại ý sở cầu.
Xong; hành giả tiếp tục đi tới những ban thờ khác; lần lượt; tại mỗi nơi đến cần thể hiện thái độ nghiêm túc; tinh thần cầu thị; đức tin vững chãi.
Đứng nghiêm trang; vái 3 vái là đủ. Nếu nơi đó có tượng thờ vị đầu đồng thủ mệnh (với người căn đồng) thì phải nguyện cầu cụ thể; đầy đủ như khi cúng lễ ở ban thờ chính.
Tiếp tục gặp ban tiếp nhận công đức để ghi danh và bỏ tiền vào hòm công đức; tuyệt đối không đặt tiền lẻ lên các ban thờ.
Cuối cùng; xin thụ lễ; hóa sớ điệp và ra về.
Một số ghi nhớ :
1.Công đức bao gồm Công sức + Tiền bạc + Đức tin; thiếu một trong ba là kết quả sẽ không thành tựu.
2.Nếu đi lễ theo đoàn đông người lại có đồng thầy chỉ đạo; thì việc sắm lễ cũng vẫn theo tiêu chí trên; chỉ khác là tại bản điện (đền;phủ) mọi người cần tập trung tại ban thờ chính (hoặc công đồng) cùng đồng thầy để hành lễ. Sau khi đồng thầy đã kêu tấu cho toàn thể con hương đệ tử xong; thì mọi người mới có thể tản ra tự do đi lễ bái các ban thờ khác trong bản đền và đến bàn ghi danh tiếp nhận công đức.
Riêng đối với các bản điện tư gia của người có mệnh căn là đồng soi căn; nối quả; hành giả có thể đặt tiền lễ lên các ban nếu như bản điện đó không có tượng thờ. Trong trường hợp có thần tượng thì nhất định chỉ đặt tiền vào hòm công đức không được đặt tiền lên các ban thờ.
3. Tấu sớ: Khi đi lễ đền; chùa để cầu cúng thì phải có sớ điệp; sớ phải ghi riêng; của nhà nào thì ghi nhà ấy; không ghi tập trung các thành viên của nhiều gia đình vào một lá sớ.
4. Với lễ hội truyền thống riêng của làng; xã… thì ban lễ tiết dâng cúng xôi; gà; hoặc thủ lợn; cá chép….là theo phong tục; còn người hành giả đến lễ bái thì vẫn cần phải tuân thủ theo những quy tắc lễ nghi như đã trình bày ở trên.
5. Trong phần sắm lễ; tùy điều kiện hoàn cảnh hành giả cân nhắc lựa chọn một vài trong số những phẩm vật dâng cúng theo quy định sao cho phù hợp; không nhất thiết phải đủ theo hướng dẫn.
6. Câu “Nam mô A Di Đà Phật”: Nam mô – Phiên âm tiếng Phạn là namas; nghĩa là: cung kính lễ; là câu nói của chúng sinh khi hướng về Phật.
A Di Đà Phật: A Di Đà là giáo chủ Tây phương cõi phật. Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Trung Quốc; Nhật Bản; Việt Nam và Tây Tạng; tượng trưng cho Từ bi và Trí huệ.
Nam mô A Di Đà Phật tức là cung kính lễ đức phật A Di Đà. Khi hiểu rõ khái niệm trên; hành giả đến lễ chùa nhất định phải dùng câu thông dụng “Nam mô A Di Đà Phật”; nhưng tới đền; điện; phủ; hành giả không dùng câu này; chỉ vái lạy là đủ vì đền; điện thờ Tiên – Thánh (trong đó cao nhất là đức Ngọc Đế).
Một ví dụ cho dễ hình dung: Một quân nhân trong đơn vị quân sự khi gặp cấp trên nhất định phải đứng nghiêm chào theo lối nhà binh. Nhưng khi ra ngoài đơn vị đến liên hệ công việc tại một cơ quan hành chính dân sự; gặp vị giám đốc hoặc tổng giám đốc lại đứng nghiêm giơ tay chào là không phù hợp.
Phúc Tâm Pháp Sư
Được đóng lại.